Tập đoàn Thế Giới Di Động (MWG) vừa thông qua nghị quyết Hội đồng quản trị (HĐQT) trong việc tái cấu trúc một số công ty con và công ty liên kết. Việc này nhằm mở cánh cửa rộng hơn cho các công ty được huy động vốn và phục vụ khách hàng bên ngoài chứ không chỉ riêng Thế Giới Di Động.
Hai trong ba lãnh đạo quan trọng nhất Thế Giới Di Động hiện nay: ông Đoàn Văn Hiểu Em (trái,áicấutrúccôngtyconThếGiớiDiĐộnghọtrận cầu tối nay phụ trách hai chuỗi Điện máy Xanh và Thế Giới Di Động), ông Nguyễn Đức Tài (đồng sáng lập, chủ tịch Thế Giới Di Động).
Mô hình nói trên được một số tập đoàn lớn trên thế giới áp dụng, trong đó thành công dễ thấy nhất là Amazon.
Nền tảng thương mại điện tử hàng đầu thế giới được thành lập năm 1994 và nhanh chóng tạo thành xu hướng mua bán online toàn cầu. 7 năm sau, bộ phận chuyên phụ trách các dịch vụ web cho Amazon được tách ra thành lập công ty riêng, lấy tên là Amazon Web Services (AWS).
AWS có kinh nghiệm vận hành trang thương mại khổng lồ Amazon nên dễ dàng cung cấp giải pháp, dịch vụ web và đám mây cho các bên thứ 3. Trong xu hướng Internet, AWS liên tục tăng trưởng kể từ khi thành lập đến nay, hiện đứng đầu ngành điện toán đám mây toàn cầu, nắm hơn 30% thị phần.
Điều đặc biệt là, rất nhiều người biết đến Amazon nhưng chỉ nhóm khách hàng doanh nghiệp mới biết AWS. Quý 1/2021, AWS chỉ chiếm 12% doanh thu tập đoàn, nhưng lại mang về đến 47% lợi nhuận của công ty. Andy Jassy, CEO AWS, đã được chọn để thay thế huyền thoại Jeff Bezos dẫn dắt Amazon trong giai đoạn kế tiếp.
Giữa năm 2017, Thế Giới Di Động thành lập một công ty con chuyên về công nghệ thông tin - tiền thân là bộ phận công nghệ của MWG. Công ty có chức năng cung cấp các dịch vụ, giải pháp CNTT cho những chuỗi bán lẻ như hệ thống ERP, website, bảo mật hệ thống…
Thời điểm đó, nhiều người đồn đoán Thế Giới Di Động sẽ phát triển công ty này để cung cấp dịch vụ ra ngoài như cách Amazon đã làm. Tuy nhiên, ông Nguyễn Đức Tài - Chủ tịch HĐQT Thế Giới Di Động - cho rằng hệ thống do công ty phát triển khá đặc thù, được viết riêng cho mảng bán lẻ di động nên khó áp dụng cho bên khác.
Đến giai đoạn hiện tại, Thế Giới Di Động thể hiện rõ chiến lược để các công ty con vận hành theo hướng phục vụ khách hàng bên ngoài. Chẳng hạn, Công ty TNHH dịch vụ lắp đặt - bảo hành Tận Tâm vốn thực hiện vận chuyển, lắp ráp thiết bị điện tử - gia dụng cho Thế Giới Di Động và Điện máy Xanh sẽ triển khai dịch vụ cho các hãng hay nhà bán lẻ khác. Thậm chí đội ngũ này có thể phát triển thêm dịch vụ shipper công nghệ.
Hay Công ty TNHH MTV 4K Farm đang cung cấp nông sản cho Bách hoá Xanh cũng có kế hoạch bán hàng cho các hệ thống siêu thị khác.
Ngoài ra, Thế Giới Di Động thành lập một công ty kho vận, chuyên về vận chuyển và kho bãi.
Hướng đi này của MWG mở ra một mảng kinh doanh rộng lớn hơn, vượt ra khỏi lĩnh vực bán lẻ hiện tại của công ty. Nếu thành công, MWG có thể trở thành tập đoàn đa ngành hàng đầu tại Việt Nam.
Tuy vậy, các mảnh đất mà Thế Giới Di Động cho công ty con khai thác đều không mới, đã có đối thủ hiện hữu. Do đó, các công ty của MWG phải cạnh tranh để có được thị phần.
Amazon nhảy vào thương mại điện tử ở thời điểm khai phá thị trường nên rất thành công. AWS khi tách ra cũng khơi mở một lĩnh vực điện toán đám mây non trẻ, do đó nhanh chóng chiếm lĩnh thế giới. Song các mảng mà Thế Giới Di Động tham gia vào đều đã cũ, trừ mảng lắp đặt đồ điện tử - gia dụng tại gia vẫn chưa có ai khai thác.
Dù vậy, định hướng hiện tại của MWG rất đúng đắn trong bối cảnh mảng kinh doanh chủ lực là bán lẻ công nghệ không còn đất mở rộng thêm. Bên cạnh đó, tập đoàn vẫn duy trì chiến lược thử nghiệm để tìm mảng kinh doanh mới, việc tái cơ cấu các công ty con hay thành lập công ty giao vận cũng là một số phép thử để tìm bài toán tăng trưởng.
Hải Đăng
Thế Giới Di Động sắp nhảy vào mảng gọi xe công nghệ
Thế Giới Di Động cấu trúc lại các công ty con, trong đó mở thêm cơ hội tham gia ngành vận chuyển bằng công nghệ.