Kỹ sư Việt dùng công nghệ AI để phát hiện ung thư vú_tỷ số trận leipzig

Cúp C22025-01-16 16:22:2383565

Vượt qua 2.200 chuyên gia trí tuệ nhân tạo (AI) trên toàn thế giới,ỹsưViệtdùngcôngnghệAIđểpháthiệnungthưvútỷ số trận leipzig Nguyễn Hồng Đăng - chuyên gia của Trung tâm Không gian mạng Viettel (Viettel Cyberspace, Tập đoàn Viettel) đã giành giải Nhất tại cuộc thi “Phát hiện ung thư vú qua sàng lọc nhũ ảnh”. 

Đây là cuộc thi do Hiệp hội X-quang Bắc Mỹ (RNSA) tổ chức và phát động trong cộng đồng chuyên gia AI và khoa học dữ liệu lớn nhất thế giới trên nền tảng Kaggle. Không chỉ là nơi chia sẻ tri thức, Kaggle còn là nền tảng kết nối các doanh nghiệp, tổ chức và các nhà khoa học nhằm tìm kiếm, phát triển các giải pháp ứng dụng AI để giải quyết những bài toán thực tiễn trong cuộc sống.

Nguyễn Hồng Đăng, kỹ sư AI phát triển thành công giải pháp phát hiện ung thư vú.

Giải pháp AI do Nguyễn Hồng Đăng phát triển có thể tự động nhận diện các dấu hiệu bệnh ung thư tuyến vú từ một vùng rất nhỏ trong nhũ ảnh. Giải pháp này có thể tích hợp vào hệ thống hỗ trợ phân tích (Computer-aided diagnosis - CADx systems) nhằm cải thiện tính chính xác trong việc chẩn đoán và khám chữa bệnh. 

Theo đánh giá của Ban giám khảo, giải pháp của Nguyễn Hồng Đăng đã giải quyết được tình trạng mất cân bằng dữ liệu trong huấn luyện mô hình AI. Trong tệp dữ liệu mà cuộc thi đưa ra, tỷ lệ mẫu ung thư ác tính được gán nhãn chỉ chiếm khoảng 2% tổng số lượng mẫu, trong khi số lượng mẫu còn lại được gán nhãn lành tính hoặc bình thường chiếm 98%. Tình trạng mất cân bằng dữ liệu này có thể khiến cho trí tuệ nhân tạo dự đoán sai. 

Sau khi được huấn luyện, mô hình AI sẽ có khả năng nhận diện bệnh ung thư thông qua hình ảnh. Hình trên là ảnh chụp tuyến vú lành tính và tuyến vú có phát hiện dấu hiệu ung thư hoặc các bất thường khác.

Ông Nguyễn Mạnh Quý, Giám đốc Viettel Cyberspace chia sẻ: “Chúng tôi đang hoàn thiện giải pháp thành một dịch vụ trên nền tảng Viettel AI Platform. Các bệnh viện, tổ chức y tế, cá nhân hoàn toàn có thể tiếp cận và sử dụng vào công việc. Giải pháp này sẽ tối ưu được thời gian và chi phí so với việc tự nghiên cứu mô hình AI”.

Để có thể chiến thắng tại cuộc thi, kỹ sư Nguyễn Hồng Đăng đã có sự hỗ trợ lớn từ Viettel Cyberspace khi kế thừa các tri thức nghiên cứu AI của Trung tâm và được sử dụng hạ tầng siêu máy tính nằm trong top 500 máy tính mạnh nhất thế giới. Siêu máy tính giúp tìm ra giải pháp, tối ưu thuật toán có hiệu năng tính toán đạt 20 Petaflops (20 triệu tỉ phép tính/giây). 

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư vú là loại ung thư phổ biến nhất trên toàn cầu. Sàng lọc ung thư vú đã được chứng minh giảm tỷ lệ tử vong do ung thư lên đến 40%. Trong đó, công cụ trí tuệ nhân tạo có tiềm năng làm cho quá trình sàng lọc trở nên có giá trị và hiệu quả hơn. 

Lần đầu có cuộc thi dùng AI để giải bài toán doanh nghiệp

Lần đầu có cuộc thi dùng AI để giải bài toán doanh nghiệp

Các thí sinh tham gia cuộc thi MLOps Marathon 2023 sẽ phải giải quyết bài toán của doanh nghiệp trong việc phát triển, ứng dụng các hệ thống AI, học máy.
本文地址:http://sub.rgbet01.com/html/977f498724.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Huawei sắp thoát ly Google hoàn toàn với hệ điều hành HarmonyOS Next

Lời kể xót xa của người phụ nữ quê lên phố... 'đẻ thuê'

TP.HCM có một "condotel xanh" giữa lòng phố thị

Các nước Trung Đông chỉ trích Israel vì lập vùng an ninh ở lãnh thổ Syria

NSND Tự Long gây ngạc nhiên với vai trò đạo diễn chèo

Hãy trả lại cho đàn ông quyền rửa bát

Những trận đòn ghen khốc liệt của 'Hoạn Thư' Việt

Không thể quản lý hết được hiện tượng 'chặt chém' gửi xe!

友情链接