- Ông Lê Văn Biếu,ựhàovùngđấtanhhùgiải vô địch quốc gia hàn quốc nguyên Tiểu đoàn trưởng pháo cơ giới 105,Trung đoàn 42 Đoàn Pháo binh Biên Hòa thuộc Bộ Tư lệnh pháo miền (Đoàn 75): Tựhào vùng đất anh hùng “Tôi sinh ra, lớn lên ở Bến Tre và tham gia kháng chiến từnăm 1953. Vài tháng sau tôi được tập kết ra Bắc. Mãi đến năm 1967, tôi đượcđiều vào miền Nam tham gia kháng chiến, đánh thành Phú Lợi. Sau đó được cử làmTiểu đoàn trưởng pháo cơ giới 105. Điểm đứng chân của tiểu đoàn ở rừng Ván Támthuộc xã Định An (Dầu Tiếng). Lúc ấy, giao tranh diễn ra ác liệt, những ngườichiến sĩ như chúng tôi vừa phải chiến đấu vừa phải làm nhiệm vụ chi viện choQuân đoàn 4. Khó khăn là vậy nhưng chúng tôi luôn bảo đảm nhiệm vụ chiến đấuchính là đánh độc lập vào các mục tiêu như Lai Khê (Bến Cát), Chơn Thành, HớnQuản, Dầu Tiếng… Dầu Tiếng được mệnh danh là “vùng oanh kích tự do” vì Mỹ saukhi bỏ bom nơi khác còn sót lại khi bay về thì có bao nhiêu bọn chúng trút hếtxuống vùng này. Cuộc chiến đã đi qua hơn 3 thập kỷ, vết tích dần được xóa nhòavà thay vào đó là những đồn điền cao su xanh ngút ngàn. Phát huy truyền thốngcủa vùng đất anh hùng, những người con Dầu Tiếng sẽ mãi không quên công ơn củanhững người đi trước. Chính điều này đã tạo động lực cho họ phát huy hết sứcmình để phục vụ lại quê nhà. Thành công đánh đuổi quân thù là nhờ sự lãnh đạo sáng suốtvà tài tình của Đảng. Khi hòa bình lập lại sự lãnh đạo tài tình ấy một lần nữalại phát huy trên mặt trận kinh tế. Giờ đây, Dầu Tiếng có thể tự hào là một địaphương sung túc. Điện, đường, trường, trạm được phát triển đồng bộ, đời sốngngười dân ngày càng nâng cao. Tôi rất tự hào những gì mình và đồng đội đã làmđược trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và nay càng vui mừng hơn khi thấycác thế hệ sau luôn phát huy tinh thần vươn lên để xây dựng quê hương Dầu Tiếngngày càng giàu đẹp”. - Ông Phạm Văn Sê, cựu chiến binh ở xã Định An (huyện DầuTiếng): Vui mừng khi quê hương luôn đổi mới Năm 1961, khi mới 16 tuổi, tôi tham gia hoạt động bí mật, đirải truyền đơn. Năm 1963, Mỹ thành lập căn cứ lớn ở Dầu Tiếng, chúng tách biệtnhân dân với bộ đội. Đến năm 1965, chúng thành lập ấp chiến lược và gom hết dânvào đó. Dân và quân bị chia cắt nên cuộc sống của những người lính như chúngtôi vô cùng khó khăn, thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu thuốc, dịch sốt rét lại hoànhhành khiến chúng tôi ai nấy xanh xao, gầy yếu. Nhân dân nơi đây, nhất là côngnhân cao su dù luôn bị kiểm soát gắt gao nhưng vẫn tìm mọi cách để giấu thứcăn, thuốc men vào tiếp tế cho chúng tôi. Trải qua những ngày gian khổ, chờ đến thời cơ chín muồi, lựclượng ta nổi dậy, chiến đấu oanh liệt, giành chiến thắng vào ngày 13-3-1975. Dùđã qua mấy mươi năm nhưng tôi nhớ mãi giây phút khi Dầu Tiếng sạch bóng quânthù, trả lại cuộc sống bình yên cho nhân dân. Ngày nay, Dầu Tiếng đã thay da đổi thịt; đường sá, trườngtrạm ngày càng khang trang, sạch đẹp, đời sống người dân không ngừng được nânglên. Được sống và nhìn thấy cảnh huy hoàng hôm nay, tôi cảm thấy rất mãnnguyện. K.HÀ - N.NHƯ