当前位置:首页 > World Cup

Có nên cho tiền người ăn xin?_7m tỷ số bóng đá

- “Có nên cho tiền người ăn xin?ónênchotiềnngườiă7m tỷ số bóng đá” câu hỏi bất kỳ ai cũng có thể gặp trong cuộc sống trở thành chủ đề trong tranh biện của hai nhóm sinh viên Hà Nội.

Đêm chung kết VOICE OUT đầy thú vị với chủ đề “Sống trẻ hay sống trễ”dành cho các bạn sinh viên tại Hà Nội đam mê tranh biện vừa diễn ra tối 28/12 tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.

“Có nên cho tiền người ăn xin?” - câu hỏi tranh biện của trận chung kết giữa hai đội Chim chuột Santa Clause. Chim chuột ở phía ủng hộ và Santa Clause ở phía phản đối đã có gần 2 tiếng tranh biện.

Thành viên của Chim chuột đưa ra khái niệm người ăn xin là những người xin tiền, đồ ăn, quần áo,.. dựa trên lòng thương hại người khác. Ăn xin cũng là một hình thức lao động vi họ bỏ công sức, chịu nắng mưa để tạo ra giá trị bản thân.

  {keywords}

Không khí trận chung kết VOICE OUT tối 28/12. (Ảnh: Đăng Duy)

Họ khác người lười lao động khi chỉ ở nhà chờ đợi phúc lợi của chính phủ. Việc làm này không phạm pháp và cho tiền thể thể hiện đạo đức và lòng nhân ái khi xã hội ngày càng nhiều biểu hiện của sự vô cảm, thiếu sẻ chia giữa người với người.

Cho tiền người ăn xin còn vì phúc lợi xã hội chưa đáp ứng đủ cho họ. Những trung tâm bảo trợ, nhà tình thương hay quỹ phúc lợi ít và sự phân chia không đồng đều,…

Ở phía không ủng hộ, các thành viên Santa Clauseliên tục đưa câu hỏi xoáy và phản đối tất cả các ý kiện phía ủng hộ đưa ra.

“Nếu coi ăn xin là hình thức lao động vậy tại sao có khả năng lao động họ không đi làm việc kiếm tiền, lại chỉ trông chờ sự giúp đỡ. Cho tiền ăn xin là hình thức nhân đạo nhưng hiện không ít những hiện tượng lừa đảo ăn xin, giả là tàn tật, bịa hoàn cảnh thậm chí có những đường dây chăn dắt trẻ em,…để vòi tiền” – một thành viên Santa Clause phản bác.

  {keywords}

Không khí trận chung kết VOICE OUT tối 28/12. (Ảnh: Đăng Duy)

Những ví dụ như người bà thuê đứa trẻ về làm đạo cụ, bịa hoàn cảnh để xin tiền người đi đường khiến dư luận dậy sóng vài năm trước hay chính bản thân thành viên của nhóm bị người bán tăm lừa để giúp người mù được đưa ra.

Giúp người yếu hơn là truyền thống của người Việt. Nhưng cho tiền, giúp đỡ không đúng đối tượng, đúng cách vừa là lãng phí vừa tiếp tay cho tội ác giúp “công nghệ cái bang” có đất sống.

Chính phủ, nhà nước ngày càng làm tốt hơn việc đáp ứng nhu cầu phúc lợi cho người có hoàn cảnh khó khăn. Các trung tâm bảo trợ xã hội cho người già, neo đơn,…ngày càng nhiều. TP.HCM từ 2015 kiên quyết 2015 sẽ không còn người ăn xin. Họ vào các trung tâm này không chỉ chơi mà làm, tạo ra sản phẩm không đơn giản chỉ ăn xin và trông chờ sự giúp đõ người khác.

Cho tiền người ăn xin còn khuyến khích sự lười biếng, mất tự trọng bản thân, mất mỹ quan. Thay vào bạn có thể nhờ sự can thiệp của chính quyền quy tụ họ vào các trung tâm, giúp họ có một công việc.

Người nào còn sức khỏe và nơi cư trú rõ ràng có thể vận động họ trở về địa phương và tạo việc làm chính đáng cho họ. Hay không phải cho tiền mà thiết thực nhất là cho họ đồ ăn thức uống, thứ họ cần nhất để duy trì cuộc sống vì không thể làm gì.

NhómChim chuột làm rõ hơn định nghĩa người ăn xin, cho rằng họ gồm 2 loại người: không có khả năng lao động, người bị ảnh hưởng thiên tai, lụt lội,…nên ý kiến của Santa Clausechỉ nhìn vào phần đầu tiên người không có khả năng lao động.

“Các bạn nói xã hội gia tăng lừa đảo, lợi dụng tình thương nhưng không có số chính xác. Truyền thông ngày nay tập trung quá nhiều vào những câu chuyện, mặt trái và làm rùm beng nó lên khiến chúng ta nhiều khi chỉ nhìn thấy mặt tối nhưng đó chỉ là mặt nhỏ” – thành viên Chim chuột phản biện.

Việc quyên góp cho các tổ chức để giúp đỡ chưa chắc chắn mang tiền cho đúng người ăn xin mong muốn.

Thành viên Chim chuột thông tin: “Thế giới mới chỉ 10-14% nước đáp ứng các nhu cầu phúc lợi cho người dân mà thôi”. Nhóm cũng dẫn chứng cơn bão Haiyan năm nào khiến hàng chục ngàn người dân bị lụt lội, không biết làm gì hơn ngoài ăn xin vì chuyện không thể lường trước.

Santa Clause hỏi lại: “Vậy tất cả những người là nạn nhân của Haiyan sau đó đều đi ăn xin?”

Nhóm tiếp tục phản biện: Chim chuột đặt ra khái niệm người ăn xin nhưng rồi lại tự đánh nhau khi cho rằng đây là một nghề, là lao động nhưng sau lại cho rằng họ là nhóm người không thể lao động, chỉ biết trông chờ sự giúp đỡ của người khác.

Đánh giá cao sự tự tin, thông minh và diễn đạt của hai nhóm tranh biện, song giảng viên Nguyễn Minh đến từ khoa Báo chí, Trường ĐH Khoa học xã hội Nhân văn (ĐHQG Hà Nội) cho rằng: “Cái thiếu của các bạn là đã có gần một ngày chuẩn bị nhưng quá ít bằng chứng, số liệu, dẫn chứng cụ thể, đa phần là nói chay”.

Con số 10-14% lấy từ đâu, có chính xác không. Nhóm Chim chuột cho biết trong số này có cả người vô gia cư. “Như vậy tranh luận đã bị nhiễu bởi số liệu chưa chính xác” – giảng viên Nguyễn Minh kết luận.

  {keywords}

Chiến thắng cuối cùng thuộc về Santa Clause. . (Ảnh: Đăng Duy)

Góp ý thêm cho các thành viên 2 nhóm, giảng viên Nguyễn Minh cho rằng trong các cuộc tranh biện không nên đưa những khái niệm trừu tượng như đạo đức, lòng nhân ái,..nếu không có lập luận thật mạnh và chắc chắn. Dẫn chứng số liệu bạn có cần đưa ra càng sớm càng tốt. Các ý khi đưa ra cần có sự hỗ trợ cho nhau.

Sau thời gian thảo luận, Ban giám khảo quyết định nhóm có phần tranh biện tốt hơn, giành chiến thắng cuối cùng là Santa Clause.

Đăng Duy(lược ghi)

分享到: