Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã xác định Khoa học Công nghệ (KHCN) và Đổi mới sáng tạo (ĐMST) là một trong những giải pháp đột phá nhằm nâng cao năng suất,ảiphápđộtphánângcaonăngsuấttạitậpđoàndầukhíkeo chau au chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh và sự phát triển bền vững theo chiều sâu. Do đó, PVN đã quyết liệt triển khai các hoạt động đầu tư cho KHCN/ĐMST để có bước phát triển vượt bậc về chất và lượng.
Hoạt động ĐMST của PVN bao gồm các hoạt động nghiên cứu phát triển (R&D) và Ứng dụng, thử nghiệm công nghệ, giải pháp quản lý vào hoạt động sản xuất kinh doanh của PVN và các đơn vị thành viên. Bên cạnh chương trình KHCN của PVN, các đơn vị thành viên cũng triển khai các chương trình KHCN của các đơn vị và một số các chương trình KHCN cấp quốc gia cũng đã triển khai các nhiệm vụ liên quan đến ngành Dầu khí thông qua các chương trình của Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Công thương và Bộ Tài nguyên Môi trường. Tập đoàn cũng đã triển khai một số chương trình Hợp tác quốc tế lớn về KHCN như dự án “Phân tích tổng hợp, mô hình hóa và đánh giá tiềm năng dầu khí các bể trầm tích ở Việt Nam” hợp tác với Đan Mạch hay chương trình thử nghiệm gia tăng hệ số thu hồi dầu với JOGMEC.
Thực tiễn hoạt động nghiên cứu khoa học của PVN trong những năm qua cho thấy, các công trình NCKH đã góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề quan trọng như: cấu trúc địa chất và tiềm năng dầu khí các bể trầm tích, các lô tìm kiếm thăm dò, đề xuất phương hướng tìm kiếm thăm dò tiếp theo, đưa ra các giải pháp duy trì và nâng cao sản lượng khai thác dầu khí, phát triển công nghệ sử dụng khí, đánh giá kịp thời tác động môi trường của các hoạt động dầu khí,... Điều này đã góp phần nâng cao tiềm lực KHCN dầu khí, làm chủ và cải tiến công nghệ, từ đó mang lại kết quả lớn cho PVN và các đơn vị thành viên. Các hoạt động Ứng dụng, thử nghiệm các giải pháp công nghệ, quản lý cũng được PVN và các đơn vị thành viên đẩy mạnh triển khai trong thời gian qua phục vụ chủ yếu cho việc tối ưu hóa, nâng cao hiệu quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh. Hàng năm đã có nhiều sáng kiến được áp dụng tại các đơn vị thành viên của Tập đoàn làm lợi hàng nghìn tỉ đồng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngành Dầu khí hiện được coi là một ngành triển khai ứng dụng những công nghệ hiện đại nhất so với các ngành công nghiệp khác ở trong nước.
Cùng với các hoạt động ứng dụng, thử nghiệm công nghệ mới, PVN và các đơn vị thành viên cũng đã đẩy mạnh việc ứng dụng các giải pháp quản trị tiên tiến trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác quản trị. Cụ thể, PVN đã thành lập Ban chỉ đạo chuyển đổi số tại Cơ quan Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nhằm thực hiện công tác chuyển đổi số trong các lĩnh vực cốt lõi của PVN (quản trị, điều hành sản xuất, tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí, công nghiệp khí và chế biến khí, điện và năng lượng tái tạo, khoa học công nghệ và An toàn môi trường…). Đây là bước đi đột phá nhằm tăng hiệu suất sử dụng tài sản và năng suất - là yếu tố quan trọng quyết định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Trước các thách thức về thị trường, kinh tế - xã hội, KHCN và ĐMST đóng vai trò ngày càng quan trọng để giải quyết những thách thức và nắm bắt những cơ hội. PVN đang triển khai các định hướng nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo, không chỉ đáp ứng về chiều rộng mà còn cả chiều sâu, sớm đạt được trình độ tiên tiến trong khu vực trên mọi lĩnh vực.
ĐMST mở là xu hướng mà các doanh nghiệp trên thế giới đang theo đuổi do rất ít doanh nghiệp có thể tự tin nghiên cứu và phát triển công nghệ mới theo kiểu khép kín mà không tích hợp vào quá trình đó các sáng kiến và ý tưởng từ bên ngoài doanh nghiệp. Việc sáng tạo các công nghệ và tri thức mới ngay bên trong tổ chức thường tốn kém, đòi hỏi đầu tư lớn vào các hoạt động R&D, đi kèm theo là rủi ro lớn vì công nghệ mà doanh nghiệp làm ra chưa chắc đáp ứng và “ăn khớp” với nhu cầu của thị trường, khách hàng.
Do đó, PVN cũng xây dựng một hệ sinh thái ĐMST “mở” lấy doanh nghiệp làm trung tâm trong đó PVN và các đơn vị sản xuất kinh doanh là nơi đặt đầu bài, đầu tư kinh phí, địa chỉ ứng dụng và thương mại hóa các giải pháp ĐMST. Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) đóng vai trò tìm kiếm, sàng lọc, phân tích, đánh giá các giải pháp ĐMST, kết quả NCPT trên thế giới và kết nối, đưa vào áp dụng cho PVN và các đơn vị SXKD.