您的当前位置:首页 >Nhận Định Bóng Đá >Tiến sĩ Quách Tuấn Ngọc: Bài giảng trực tuyến quá 40 phút, người học không nên mở_lịch thi đấu cúp c3 hôm nay 正文

Tiến sĩ Quách Tuấn Ngọc: Bài giảng trực tuyến quá 40 phút, người học không nên mở_lịch thi đấu cúp c3 hôm nay

时间:2025-01-11 01:26:34 来源:网络整理编辑:Nhận Định Bóng Đá

核心提示

Tin thể thao 24H Tiến sĩ Quách Tuấn Ngọc: Bài giảng trực tuyến quá 40 phút, người học không nên mở_lịch thi đấu cúp c3 hôm nay

Cách dạy và học trực tuyến hiệu quả | Tiến sĩ Quách Tuấn Ngọc: Bài giảng trực tuyến quá 40 phút,ếnsĩQuáchTuấnNgọcBàigiảngtrựctuyếnquáphútngườihọckhôngnênmở<strong>lịch thi đấu cúp c3 hôm nay</strong> người học không nên mở

Bài giảng trực tuyến nên có thời lượng bao lâu?

Thời gian gần đây, thực hiện phương châm “Tạm dừng đến trường, không dừng việc học" của Bộ GD&ĐT, nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức dạy và học trực tuyến. Các giáo viên cũng được khuyến khích tăng cường sử dụng các giải pháp học trực tuyến, trong đó có phần mềm phổ biến Zoom để triển khai các lớp học, môn học trực tuyến cho học sinh, hạn chế tụ tập đông người.

Tiến sĩ Quách Tuấn Ngọc, nguyên Cục trưởng CNTT của Bộ GD&ĐT cho biết, những ngày vừa qua, ông nhận được rất nhiều email của giáo viên nhờ hỗ trợ vì phần mềm Zoom chỉ cho dùng 40 phút.

Nhận định việc Zoom chặn thời gian dùng là 40 phút là hợp lý, sư phạm, ông Ngọc phân tích, về nguyên tắc người học không thể ngồi nghe quá lâu, tối đa không quá 40 phút là hợp lý. Quá 40 phút, đầu óc học sinh mụ mị. Vì thế, các giáo viên không nên lạm dụng công nghệ quá 40 phút; cần chuẩn bị bài vở, giáo án sao cho thật chuẩn: cần nói gì? giảng gì?

“Lên lớp online còn phải chuẩn hơn gấp bội lần lên lớp bình thường. Ngay Quốc hội giao hẹn mỗi đại biểu được phát biểu không quá 7 phút cũng đã tạo động lực cho các đại biểu nghĩ cho kỹ, không phát biểu dông dài”, ông Ngọc nhấn mạnh.

Cùng với khuyến nghị hiện các trường đều dạy và học online thì càng cần phải hạn chế không quá 40 phút vì còn môn khác, giáo viên khác đang chờ dạy, vị chuyên gia lâu năm trong cả lĩnh vực giáo dục và công nghệ nêu quan điểm: “Sau này, cứ thấy bài giảng trực tuyến nào quá 40 phút thì tôi khuyên người học đừng mở ra”.

Trao đổi với ICTnews về vấn đề này, Tiến sĩ Phạm Công Hiệp, Giảng viên cấp cao Khoa Kinh doanh và Quản trị, Đại học RMIT Việt Nam, người đã có kinh nghiệm 10 năm nghiên cứu, áp dụng CNTT trong giáo dục và đang giảng dạy nhiều môn học trực tuyến tại RMIT Việt Nam cho hay, hầu hết nghiên cứu không có kết luận nhất quán về thời gian hiệu quả cho học trực tuyến, nhưng có sự khác biệt về thời gian hiệu quả cho tài liệu video tự học và học dưới sự hướng dẫn của thầy cô. Tài liệu video tự học không nên quá 30 phút, và nên giữ ở mức dưới 12 phút để tăng sự thu hút chú ý của người học.

“Riêng việc học trực tuyến dưới sự hướng dẫn của thầy cô thì tùy thuộc vào độ phức tạp của chủ đề, các tài liệu và hoạt động hỗ trợ việc học mà thời gian buổi học có thể thay đổi cho phù hợp. Việc chia nhỏ thời gian dạy trực tuyến là phù hợp để người học được nghỉ ngơi và có thể tập trung cho các giờ học sau”, ông Hiệp nói.

Chia sẻ thực tế tại trường mình, ông Hiệp cho biết, mỗi buổi học trực tuyến ở Khoa Kinh doanh và Quản trị Đại học RMIT Việt Nam thường kéo dài 90 - 150 phút và bao gồm rất nhiều hoạt động. Thầy cô sẽ ôn lại chủ đề của tuần trước, cho ý kiến về bài tập về nhà, giải đáp thắc mắc nếu có. Sau đó mới đi vào chủ đề của buổi học mới. Tài liệu dạy khá đa dạng gồm slide trình chiếu, các video, bài tập trong giờ, hoạt động nhóm, và câu hỏi trắc nghiệm. Thông thường sẽ có nghỉ giữa buổi học sau khoảng 60 - 90 phút đầu tiên.