Năm 2019 đã chứng kiến nhiều sự cố rò rỉ dữ liệu liên quan đến các công ty và tổ chức ở Đông Nam Á.
Nghiên cứu mới nhất từ Kaspersky cho thấy sự tốn kém của những vi phạm dữ liệu ngày càng tăng. Các lãnh đạo Công nghệ Thông tin của những tổ chức và doanh nghiệp tại Đông Nam Á thừa nhận tiêu tốn trung bình 1,ệptạiĐôngNamÁtổnthấtnặngnềdosựcốanninhmạnhan dinh giai uc1 triệu USD vì tấn công mạng, chỉ thấp hơn một chút so với chi phí trung bình của các tổ chức và doanh nghiệp trên toàn cầu là 1,41 triệu USD.
Doanh nghiệp tại Đông Nam Á tổn thất nặng nề do sự cố an ninh mạng |
Được tiến hành vào năm ngoái, nghiên cứu hàng năm từ Kaspersky cho thấy ngoài hậu quả về tài chính, các tổ chức và doanh nghiệp cũng mất nhiều cơ hội kinh doanh (với giá trị ước tính 186 triệu USD) sau khi bị tấn công dữ liệu.
53% doanh nghiệp ở Đông Nam Á khi bị tấn công mạng phải bồi thường cho khách hàng, 51% gặp khó khăn trong việc thu hút khách hàng mới, 41% phải chi trả cho các khoản phạt và 30% bị mất đối tác kinh doanh.
Hầu hết sự cố đều bị rò rỉ những thông tin khách hàng như thông tin nhận dạng cá nhân (53%), thông tin xác thực (33%), thanh toán hoặc thông tin về thẻ tín dụng (32%), số tài khoản (27%), và các dữ liệu cá nhân khác (26%).
Cũng theo báo cáo, 30% thông tin cá nhân của nhân viên bị rò rỉ, ngoài ra còn có dữ liệu bảo mật của công ty (23%) và thông tin về sở hữu trí tuệ (16%).
Thay vì bi quan, các công ty ở Đông Nam Á đã có những chuyển biến tích cực sau khi gặp phải sự cố an ninh mạng. 56% đã nhanh chóng đưa ra các chính sách an toàn dữ liệu và yêu cầu bảo mật bổ sung, 53% sử dụng nhà cung cấp bảo mật hoặc nhà cung cấp dịch vụ bên ngoài, và 49% đã cải thiện quy trình xác thực cho khách hàng.
Khả năng tình báo mối đe dọa cũng được các doanh nghiệp tập trung đầu tư sau khi bị tấn công dữ liệu (chiếm 62%), tiếp theo là chương trình ứng phó sự cố (61%), công nghệ phát hiện mạng (61%) và công cụ phát hiện điểm cuối (44%).
“Cách tốt nhất để phục hồi sau khi bị tấn công mạng là đánh giá lại môi trường bảo mật Công nghệ Thông tin và xác định những lỗ hổng bị khai thác. Nếu doanh nghiệp vẫn đang đi những bước đầu, các giải pháp điểm cuối sẽ là lớp bảo vệ kỹ thuật đầu tiên vì bất kỳ phần mềm độc hại nào cũng cần một cánh cửa ban đầu để tấn công. Tội phạm mạng đủ thông minh để nghiên cứu về những điểm yếu của tổ chức, vì vậy hãy chắc chắn rằng các hệ thống của tổ chức được bảo vệ một cách tốt nhất.”, ông Yeo Siang Tiong, Tổng giám đốc Kaspersky khu vực Đông Nam Á cho biết.
Hải Phong
Đây là lỗ hổng trên phần mềm mã nguồn mở Apache Tomcat. Lỗ hổng này có thể ảnh hưởng tới hơn 1 triệu máy chủ đang hoạt động trên thế giới, trong đó có Việt Nam.