Về nước cống hiến ở tuổi 31, hiện giáo sư đứng sau 60 công ty trị giá 286.680 tỷ_bings đá

Ông Lý Trạch Tương sinh năm 1961 ở Hồ Nam (Trung Quốc). Tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học năm 1979,ềnướccốnghiếnởtuổihiệngiáosưđứngsaucôngtytrịgiátỷbings đá ông đỗ vào Viện Khai thác và Luyện kim Trung Nam (nay là Đại học Trung Nam). Với tư cách là sinh viên xuất sắc, ông được cử đi học trao đổi tại Đại học Carnegie Mellon (CMU). Tốt nghiệp năm 1983, ông nhận bằng cử nhân kép về Kỹ thuật Điện tử và Kinh tế.  

Từ năm 1983-1989, ông học thạc sĩ và tiến sĩ, ngành Kỹ thuật Điện tử và Khoa học Máy tính, tại Đại học California (Berkeley, Mỹ). Ông lấy bằng thạc sĩ năm 1986 và tốt nghiệp tiến sĩ năm 1989. Sau đó, ông gia nhập Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) với tư cách là nhà nghiên cứu Trí tuệ nhân tạo. Thời gian sau, ông tham gia nghiên cứu tại phòng thí nghiệm của Đại học New York (NYU).

Quá trình làm việc tại các đại học hàng đầu Mỹ, ông được tiếp xúc với công nghệ tiên tiến. Với năng lực và trình độ của bản thân, không khó để ông ổn định cuộc sống tại đây. Tuy nhiên, khi chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ ở Mỹ, ông nhận ra khoảng cách lớn giữa Trung Quốc và thế giới. Điều này thôi thúc ông cần phải làm điều gì đó cho quê hương. 

Do đó, năm 1992, ông quyết định từ bỏ công việc ở Mỹ để về nước cống hiến. Về nước ở tuổi 31, ông được bổ nhiệm làm giáo sư khoa Kỹ thuật Điện tử và Khoa học Máy tính, tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong (Trung Quốc). Ngoài ra, ông còn được bổ nhiệm làm Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ Tự động hóa của trường. 

Chia sẻ về việc gắn bó với Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong (Trung Quốc) đến giờ, GS Tương cho hay: "Môi trường nghiên cứu khoa học ở đây gần như đồng bộ hoá. Cả cơ sở vật chất và tài liệu học thuật đều không thua kém các trường nước ngoài". 

436835116 776070137796706 4103348519759517097 n.png
GS Lý Trạch Tương về nước cống hiến ở tuổi 31. Ảnh: Baidu

Nhớ lại thời gian đầu đi dạy, GS Tương cho biết, không gây ấn tượng với sinh viên vì khó nói tiếng Quảng Đông (Trung Quốc) nên thường giảng bằng tiếng Anh. Hơn nữa, mô hình giảng dạy tại trường thời điểm đó, tập trung vào việc giáo viên dạy còn sinh viên ghi chép. Không hài lòng điều này, ông quyết định thay đổi phương pháp dạy. 

Năm 1998, ông và một số giáo sư được mời đến Thâm Quyến (Trung Quốc) tham gia hợp tác với các doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, sau thời gian ngắn, các giáo sư lần lượt rút lui vì thiếu kinh nghiệm thực tế. Riêng GS Tương nắm bắt được cơ hội hiếm có nên ấp ủ kế hoạch kinh doanh. 

Năm 1999, chính quyền TP. Thâm Quyến, Đại học Bắc Kinh và Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong (Trung Quốc) bắt tay thành lập mô hình thúc đẩy đổi mới công nghệ, phát triển kinh tế và tạo ra việc làm. Kết quả hợp tác là sự xuất hiện của Googol Tech, GS Tương giữ chức vụ chủ tịch hội đồng quản trị. 

Việc thành lập Googol Tech dựa trên cơ sở nghiên cứu của GS Tương về công nghệ điều khiển chuyển động, hệ thống truyền động servo, thị giác máy tính, công nghệ mạng và thiết kế tối ưu hóa cơ học. Ông hy vọng dự án này sẽ thúc đẩy khả năng sáng tạo và khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên.

Tuy nhiên, sau quá trình quan sát ông nhận thấy, các sinh viên sau khi tham gia dự án đều chọn làm việc ở Thung lũng Silicon và Phố Wall (Mỹ). Họ không đam mê ngành này nên không tham vọng đổi mới công nghệ. 

Nguyên nhân sâu xa, sinh viên coi những môn học trong dự án này ông dạy chỉ để hoàn thành tín chỉ, thay vì quan tâm nghiên cứu. GS Tương quyết định yêu cầu sinh viên, trước khi kết thúc học phần phải thiết kế một dự án đưa vào thực tế thử nghiệm.

Trong đó, tiêu biểu phải kể đến nghiên cứu luận văn tốt nghiệp máy bay không người lái của Uông Thao - sinh viên Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong (Trung Quốc), năm 2005. Ban đầu, nam sinh dự định sau khi tốt nghiệp sẽ ra nước ngoài du học. Tuy nhiên, kết quả luận văn tốt nghiệp không như kỳ vọng nên Uông Thao gác lại ước mơ. 

Ấn tượng với Uông Thao trong quá trình giảng dạy, lúc này, GS Tương động viên học trò khởi nghiệp. Ông hỗ trợ học trò nghiên cứu hệ thống điều khiển máy bay không người lái thành dự án khởi nghiệp.

GS Tương khuyên Uông Thao khởi nghiệp tại Thâm Quyến vì khu vực đồng bằng Châu Giang (Trung Quốc) tập trung nhiều nhà máy, nên hệ thống sản xuất hoàn chỉnh. Việc mua sắm linh kiện hoặc gia công khuôn mẫu tại đây sẽ hiệu quả và tiết kiệm chi phí.

Không chỉ truyền đạt kiến thức, ông còn đưa ra 2 lời khuyên cho DJI: Thứ nhất, chiếm lĩnh thị trường nước ngoài trước, sau đó, quay lại thị trường nội địa; Thứ hai, mở rộng sang nhiều lĩnh vực ứng dụng khác ngoài thị trường tiêu dùng, đặc biệt là trong lĩnh vực bảo vệ thực vật nông nghiệp.

Sau khi thành lập DJI năm 2006, Uông Thao tuân thủ nghiêm ngặt 2 nguyên tắc trên và nhanh chóng gặt hái nhiều thành tựu. Hiện tại, DJI là hãng chuyên sản xuất máy bay không người lái hàng đầu thế giới. Sau 18 năm, đến nay, DJI vẫn liên tục cải tiến sản phẩm đánh bại các đối thủ, đưa giá trị thị trường công ty lên 30 tỷ USD (763.350 tỷ đồng).

2553ff05610c926528004353ee52cfa9.jpeg
GS Lý Trạch Tương - người đứng sau hàng loạt kỳ lân công nghệ ở Trung Quốc. Ảnh: Baidu

Thành công của DJI đặt nền móng cho GS Tương thành lập XbotPark năm 2014. Từ khi thành lập, XbotPark trở thành điểm đến cho các startup trong lĩnh vực Công nghệ và Trí tuệ nhân tạo. Mục tiêu của XbotPark là tạo dựng những tập đoàn công nghệ tầm cỡ thế giới.

Trải qua 1 thập kỷ phát triển, đến nay, XbotPark đã hỗ trợ 60 công ty khởi nghiệp, với tỷ lệ thành công hơn 80%. Trong đó, 15% công ty phát triển thành kỳ lân công nghệ điển hình như: Cloud Whale Intelligence, Yi Dong Technology, Hai Robotics, Woan Technology và Zhenghao Innovation. Hiện tại, tổng giá trị thị trường của các công ty GS Tương đứng sau hỗ trợ lên đến 80 tỷ NDT (286.680 tỷ đồng).

Không dừng lại ở XbotPark, GS Tương còn thành lập thêm Quỹ đầu tư mạo hiểm Sequoia và Hillhouse để tài trợ cho các startup về robot và trí tuệ nhân tạo tiềm năng. GS kỳ vọng XbotPark sẽ là nơi sản sinh ra các kỳ lân công nghệ ở Trung Quốc.

Nữ sinh tốt nghiệp thủ khoa sau 3,5 năm đại họcTrong buổi lẽ diễn ra sáng nay (20/4), Lê Thị Bích Đào nhận bằng tốt nghiệp ở vị trí thủ khoa của Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn.
Cúp C2
上一篇:Khánh Thy 'Hương vị tình thân' đáng trách hay đáng thương?
下一篇:Ngon giòn hấp dẫn món salad gà