Mới đây,ịbócphốtnghelénâmthanhxungquanhcảkhikhôngđượckíchhoạbdkq việt nam người dùng Reddit brazedowlđã bất ngờ “bóc phốt” Google Home lắng nghe mọi âm thanh trong căn hộ của mình kể cả khi không được sử dụng. Cụ thể, khi brazedowl nhỡ tay làm cháy 1 món đồ trong bếp khiến cảm biến khói kêu lên báo hiệu inh ỏi, điện thoại của người dùng này lập tức gửi đến thông báo cho biết Google đã “nghe” được tiếng của cảm biến khói, dù những thiết bị Google Home vẫn đang “ngủ say”. Thông thường, Google Home sẽ chỉ hoạt động khi nghe thấy một số cụm từ hay câu lệnh nhất định (wake word), phổ biến nhất là “OK Google” hoặc “Hey Google”. Tuy nhiên, theo chia sẻ trên đây, dường như mẫu loa thông minh này vẫn đang ngấm ngầm nghe lén mọi động tĩnh xung quanh, và đương nhiên là không thể bỏ qua chiếc cảm biến khói đang kêu inh ỏi của brazedowl. Dường như Google Home vẫn đang ngấm ngầm nghe ngóng mọi tiếng động xung quanh, ngay cả khi nó không được kích hoạt bằng wake word. Ngoài ra, một số người dùng khác cũng đã nhận ra hành vi kỳ lạ tương tự từ các mẫu loa của Google. Ví dụ, họ đều nhận được thông báo khi gây ra những âm thanh như vỡ kính, tiếng bóp những bong bóng khí của cuộn xốp hơi, tiếng máy nén khí cũng âm thanh của các loại đồng hồ báo thức hoặc chuông báo động. Trong 1 văn bản đăng tải trên Protocol, phát ngôn viên của Google cho biết bản cập nhật phần mềm mới nhất dành cho Google Home đã vô tình kích hoạt tính năng “hóng hớt” này cho mẫu loa của họ. Ngay sau đó, họ đã lập tức khắc phục tình trạng trên đây, đồng thời gửi lời xin lỗi đến người dùng vì sự sơ xuất này. Bên cạnh đó, Google cũng nhấn mạnh rằng mọi mẫu loa thông minh của mình đều chỉ hoạt động cũng như bắt đầu nhận lệnh khi người dùng nói những cụm từ wake word nêu trên. Tuy nhiên, vấn đề mà brazedowl cũng như nhiều redditor khác gặp phải có thể gây ra 1 lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng. Không có gì đảm bảo Google sẽ không lặp lại sai lầm này trong tương lai, và không biệt họ còn có thể làm gì mờ ám với những thiết bị cung cấp cho khách hàng. Dù sự cố trên đã được khắc phục, nhưng nó cũng để lại không ít lo ngại về những vấn đề liên quan đến bảo mật và quyền riêng tư của người dùng trong tương lai. Google cũng không phải thương hiệu duy nhất sử dụng tính năng “nghe ngóng mọi lúc mọi nơi này”. Trước đó vào năm 2018, loa thông minh Echo của Amazon từng được trang bị khả năng tương tự với tên gọi Alexa Guard. Bên cạnh việc lắng nghe những tiếng động đáng ngờ, trợ lý ảo Alexa cũng sẽ xác nhận xem người dùng đang nói bình thường hay nói thầm. Nếu họ thầm thì, nó cũng sẽ đáp trả lại với âm lượng bé hơn rất nhiều. Tuy nhiên, khác biệt với Google, Alexa Guard chỉ được kích hoạt bằng giọng nói của người dùng khi họ ra khỏi nhà, chứ không phải lúc nào cũng bật 24/7. Suy cho cùng, đây cũng là 1 trong những tính năng giúp họ gia cố an ninh an toàn cho căn hộ của mình. Đây không phải lần đầu tiên Google tự động kích hoạt tính năng micro của loa mà không thông báo trước cho người dùng. Trong năm 2019, gã khổng lồ công nghệ này đã tự ý cài đặt lén những chiếc micro vào trong hệ thống báo động Nest Secure. Trong khi đó, những thông tin trên vỏ hộp hay website của họ thì lại chẳng đề cập gì đến điều này. Chỉ đến khi Google tung ra bản cập nhật cho phép Nest Secure sử dụng Google Assistant, người dùng mới vỡ lẽ ra là bấy lâu nay họ vẫn bị nghe lén mọi lúc mà không hề hay biết gì cả. (Theo Tổ Quốc, Independent/Reddit) EU theo dõi các ứng dụng trợ lý ảo về vấn đề chống độc quyềnEU muốn đảm bảo những công ty tham gia thị trường trợ lý ảo không dùng quyền kiểm soát các dữ liệu để làm tổn hại tới khả năng cạnh tranh hay chèn ép các đối thủ. |