Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản (BĐS) 2014 được đánh giá có độ mở,ỡvướngchongườinướcngoàivàViệtkiềukhimuanhàtrongnướbongaso thông thoáng nhất định. Nhưng còn nhiều vướng mắc khiến thị trường BĐS trong nước vẫn chưa thật sự thu hút được người nước ngoài. Đó là đánh giá của ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA) tại buổi Hội thảo “Mở nút thắt cho người nước ngoài và Việt kiều mua nhà tại Việt Nam” do Báo Thanh niên tổ chức tại TP.HCM vào sáng 14/9. Doanh nghiệp BĐS bối rối Sau hơn 2 tháng Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh BĐS 2014 chính thức có hiệu lực, nhiều doanh nghiệp kinh doanh loại hình này đang đối mặt với nhiều vướng mắc xung quanh vấn đề mua bán nhà ở cho người nước ngoài (NNN) và Việt kiều, bởi đến nay vẫn chưa có Nghị định, hướng dẫn.
Trong nỗi trăn trở chung của đại đa số nhà đầu tư BĐS tại TP.HCM, ông Đỗ Văn Mạnh – Tổng Giám đốc Công ty Đất Xanh Miền Nam cho rằng, chính quy định hạn chế 30% số lượng căn hộ tại một dự án và 250 căn trên quy mô hành chính cấp xã, phường cho NNN mua đang là bất cập. Bởi một số khu vực tại TP.HCM có lượng người ngoại quốc sinh sống và làm việc rất đông. Ông Mạnh lấy dẫn chứng cho dự án của công ty mình tại Quận Bình Thạnh. Vì có vị trí ngay khu vực trung tâm thành phố, thời gian qua có rất nhiều khách hàng người Mỹ, Trung Quốc và Hàn Quốc đến tìm hiểu nhưng chưa có Nghị định hướng dẫn chi tiết nên công ty chưa thể hợp tác, giao dịch. Cũng theo ông Mạnh, thời hạn sở hữu tối đa là 50 năm và vẫn chưa có văn bản được chuyển sang các ngôn ngữ quốc tế đang là những trở ngại đối với khách hàng là NNN. Nói về quy định số lượng căn hộ được sở hữu đối với NNN, ông Nguyễn Văn Đực – Phó Chủ tịch HoREA cho rằng, điều này chưa đi vào thực tế cuộc sống, nhất là đối với TP.HCM. Theo thống kê chưa chính thức, trên cả nước có khoảng 80.000 NNN làm việc, sinh sống lâu dài và đại đa số đều có nhu cầu nhà ở thực sự. Một bộ phận không nhỏ “hưởng lợi” từ Luật Nhà ở 2014 sửa đổi này chính là Việt kiều. Ông Trần Hòa Phương – Phó Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP.HCM cho biết, qua mỗi năm bà con kiều bào về nước ngày một nhiều, tính riêng tại TP.HCM vài năm gần đây có khoảng 1 triệu lượt. Theo ông Phương, sau ngày 1/7/2015, thời điểm Luật Nhà ở 2014 có hiệu lực cho phép Việt kiều được sở hữu nhà như người trong nước, Uỷ ban tiếp rất nhiều người đến hỏi về giấy tờ, thủ tục để mua nhà. Chia sẻ tại hội thảo, ông Lê Ngọc Lâm (Việt kiều đang đầu tư tại TP. Osaka, Nhật Bản) cho biết, hầu hết những Việt kiều ở Nhật khi đến 50 tuổi đều muốn hoài hương dưỡng già, họ rất trông chờ những hướng dẫn cụ thể của Nhà nước. Ngoài ra, cách thức chuyển tiền ra vào Việt Nam cũng đang nhận được nhiều quan tâm của Việt kiều và nhà đầu tư BĐS. Vẫn phải chờ… Theo đánh giá của ông Nguyễn Mạnh Khởi – Cục phó Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS – Bộ Xây dựng, chưa thể nói Luật Nhà ở 2014 có độ mở thoáng cho đối tượng là NNN và Việt kiều là một cú hích nhưng có thể khẳng định đã tạo ra cơ chế thu hút tốt cho loại đối tượng này. Ông Khởi cho biết, tính đến hết tháng 8/2015, đã có 403 NNN và khoảng 500 Việt kiều được cấp sở hữu nhà ở trên cả nước, đa phần ở TP.HCM. Tính riêng 8 tháng đầu năm nay, con số này vào khoảng 59 trường hợp, chưa kể những người đang làm thủ tục. Ông Khởi nhìn nhận, các Nghị định, hướng dẫn của Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh BĐS 2014 có độ trễ, chưa đáp ứng được nguyện vọng của người dân và phần nào gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Tuy nhiên, với đặc thù xây dựng luật liên quan đến đất đai thì cũng cần phải có thời gian xem xét ở nhiều khía cạnh. Theo ông Khởi, dù có những điểm chưa phù hợp với thực tế, song cũng cần phải có chờ thêm thời gian 5 -7 năm nữa, sau khi áp dụng vào thực tiễn, cơ quan quản lý Nhà nước mới có điều chỉnh cho phù hợp.
Đứng trên góc độ giao dịch sỉ và lẻ của thị trường BĐS cho NNN, ThS. Robert Trần (Chuyên gia tư vấn chiến lược đến từ Canada) cho rằng, bên cạnh những vấn đề pháp lý chưa hoàn thiện, chính những non kém trong chính sách hậu mãi các nhà đầu tư BĐS trong nước chưa thật sự thu hút được khách hàng. Theo ông Robert Trần, ở các nước phát triển, ngoài việc bán BĐS cho cá nhân, nhà đầu tư rất chú trọng đến đầu tư tiện ích xung quanh toàn khu để làm cho sản phẩm của khách hàng ngày một có giá trị hơn. Còn ở Việt Nam, bán nhà, thu tiền xong thì chủ đầu tư không ngó ngàng gì đến nữa. Ngoài ra, vấn đề giao thông; dịch vụ y tế, giải trí; thời hạn sở hữu nhà khiến cho NNN, Việt kiều chưa tin tưởng khi về đầu tư trong nước. “Muốn có được khách hàng là NNN và Việt kiều trong thời gian tới, doanh nghiệp trong nước cần điều chỉnh mô hình kinh doanh. Ngoài sản phẩm chất lượng, cần phải có cách tiếp cận rõ ràng, nhân viên tư vấn cần phải làm cho khách hàng tin tưởng”, ThS. Robert Trần chia sẻ. TheoInfonet Lưu ý quan trọng cho người nước ngoài mua nhà Việt Nam |