Bài viết 2 năm đi làm gửi tiền về,Đixuấtkhẩulaođộnggửihếttiềnvềchovợngườiđànôngnhậnbàihọcnhớđờtỷ lệ & tỉ số 2 in 1 ngày gặp vợ ở sân bay tôi suýt ngấtđược đăng tải mới đây đã nhận về nhiều bình luận của độc giả. Nội dung bài viết đề cập câu chuyện anh chồng đi xuất khẩu lao động 2 năm, gửi tiền về cho vợ với hy vọng cô ấy có thể tích cóp tiền bạc để lấy vốn làm ăn.
Quá tin tưởng vợ, người chồng nhận cú sốc ngày trở về. Sau 2 năm, anh ôm mộng có vốn làm ăn nhưng số tiền ấy đã bị vợ dùng vào việc phẫu thuật thẩm mỹ gần hết. Anh đau khổ, tuyệt vọng trong khi thái độ của vợ vẫn như không có chuyện gì xảy ra. Và rồi anh nghĩ đến chuyện ly hôn.
Nhiều độc giả cho rằng, người chồng để vợ giữ toàn bộ tiền khi mình không có ở nhà là sai lầm. Dù đó là người đầu ấp tay gối nhưng có những khoản chi tiêu vợ chồng cần phải công khai minh bạch.
Độc giả Thái Bình chia sẻ: “Bạn đưa hết tiền cho vợ giữ thì chứng tỏ khả năng quản lý tài chính của bạn quá yếu. Đồng ý vợ chồng tin tưởng nhau nhưng khoảng cách xa xôi rất khó nói. Lẽ ra bạn nên giữ tiền trong tài khoản của mình rồi hàng tháng gửi khoản chi tiêu cố định cho vợ. Việc làm ấy vừa giúp bạn giữ được tiền lại giữ được gia đình”.
Đồng quan điểm trên, độc giả Nguyễn Khang chia sẻ: “Đưa tiền cho vợ chính là đã tạo điều kiện cho vợ ở nhà ăn chơi rồi. Giả sử vợ anh là người biết suy nghĩ, lo cho chồng và tương lai thì cô ấy sẽ không làm việc đó. Nhưng anh đã gặp phải một cô vợ chỉ biết lo cho bản thân mình. Chỉ là, nếu anh không gửi hết tiền về thì dù đó là người vợ không biết nghĩ, cô ta cũng không biết lấy tiền ở đâu để đi thẩm mỹ”.
Ngoài ra, một số người cho rằng mất tiền nhưng cũng là cách để người đàn ông nhìn rõ bộ mặt thật của vợ mình. Một người vợ như vậy sẽ khiến người chồng phải suy nghĩ, cân nhắc xem có nên tiếp tục chung sống hay không.
Bên cạnh những ý kiến phản đối việc người đàn ông đi làm ăn xa gửi hết tiền cho vợ, số ít lại cho rằng, vợ chồng phải tin tưởng lẫn nhau.
“Việc đưa hết tiền cho vợ khi mình đi xa cũng là chuyện rất bình thường. Tôi đi làm tận 3 năm, chỉ giữ lại tiền sinh hoạt, còn lại gửi về hết cho vợ. Tôi cho rằng đó mới là cách giữ tiền an toàn. Ở nhà công to việc lớn gì, vợ tôi đều lo cả. Tôi ở xứ người, giữ nhiều tiền cũng không tốt. Tôi cũng nghĩ, gửi tiền cho vợ chính là tin tưởng cô ấy và điều này giúp vợ càng tin tưởng vào chồng hơn”, độc giả Trần Hùng nhận định.
Có người lại kể câu chuyện của bản thân: “Tôi cũng đi xuất khẩu lao động và chọn cách gửi toàn bộ tiền về cho vợ, chỉ giữ lại tiền chi tiêu, sinh hoạt. Bốn năm về, tôi thấy vợ chăm lo cho gia đình chồng, bố mẹ chồng chu đáo. Bố mẹ tôi cũng có cuộc sống thoải mái hơn bằng số tiền con trai gửi về.
Làm bất cứ việc gì, vợ cũng gọi cho tôi để thương lượng. Cô ấy muốn dùng một ít vốn đầu tư làm ăn, tôi đồng ý. Cô ấy muốn lấy một chút tiền để kinh doanh bất động sản lướt, tôi cũng đồng ý. Và thật không ngờ, vợ đã nhân đôi, nhân ba số tiền tôi gửi về trong suốt 4 năm.
Nhìn cơ ngơi vợ tạo ra, nhìn thành quả có được, tôi càng thấy yêu và ngưỡng mộ vợ hơn. Cô ấy ở nhà đã giúp tôi sử dụng số tiền đúng mục đích, không lãng phí và đặc biệt vợ rất tôn trọng chồng, không giấu giếm hay lén lút làm”.
Suy cho cùng, một người vợ tốt sẽ không âm thầm dùng số tiền chồng vất vả đổ mồ hôi, nước mắt nơi xứ người kiếm được vào mục đích cá nhân mà chưa được cho phép. Vậy nên anh chồng trong câu chuyện đã nhận nhiều sự cảm thông của mọi người.