Ngày 17/2,étraithángtuổiphảicấpcứuvìsặchạtđậungaytrongkỳnghỉTếbóng đá net Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) cho biết bệnh nhi là bé D.H.A. (9 tháng tuổi, Đồng Tháp). Sáng mùng 6 Tết, người nhà cho bé A. cầm đậu đũa chơi, sau đó mẹ nghe tiếng bé khóc và ho sặc.
Mẹ thấy bé tím môi, xử trí vỗ lưng rồi đưa bé vào một bệnh viện tư nhân cách nhà khoảng 20 phút di chuyển. Tại đây, trẻ tím, SpO2 60% và được đặt nội khí quản, chuyển lên Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Long. Sau đó, Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Long liên hệ để chuyển bé A. lên TP.HCM.
Tại Khoa Cấp cứu của Bệnh viện Nhi Đồng TP (TP.HCM), bệnh nhi thở máy. Kết quả X-quang cho thấy xẹp và tràn khí màng phổi phải. Các bác sĩ tiến hành hội chẩn giữa chuyên khoa Hô hấp và Ngoại lồng ngực mạch máu, quyết định đặt dẫn lưu màng phổi và thực hiện nội soi phế quản gắp dị vật.
Tại phòng mổ, bệnh nhi được truyền huyết tương tươi do có rối loạn đông máu. Bác sĩ đặt dẫn lưu trước rồi nội soi phế quản, ghi nhận có dị vật hình tròn màu vàng nhạt bít hoàn toàn phế quản trung gian. Bác sĩ dùng kiềm gắp thành công một hạt đậu ra ngoài.
Sau đó, bé được chuyển về Khoa Hồi sức ngoại, tiếp tục thở máy. Kết quả X-quang cho thấy phổi nở tốt sau gắp dị vật. Bé hiện được điều trị viêm phổi và hồi sức tích cực.
Bệnh viện Nhi Đồng TP khuyến cáo phụ huynh không nên để trẻ đùa nghịch, cười đùa, khóc to, hoặc sợ hãi khi ăn; không cho trẻ chơi các đồ chơi nhỏ vì nguy cơ bị rơi vào đường thở. Đồng thời, nên thận trọng với những thức ăn như hạt đậu, hạt trái cây, ngô (bắp), vỏ tôm, cua... có thể làm cho trẻ hóc dị vật.
Nguyên nhân khiến bé gái đi cấp cứu trong đau đớn khi nhà nấu bánh chưngBệnh nhân nữ ở Quảng Ninh vào viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, kích thích, tổn thương nặng nề nhiều vị trí vì bỏng nhiệt do nhà đốt củi nấu bánh chưng.(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)