Chuyên gia: Nên xem xét lại quy mô dự án Liên quan đến dự án khu đô thị tại khu 10B,àytuổitrúngdựánlấpvùngđệmvịnhHạLongxâybiệtthựcósailuậkeo nha cai.net phường Quang Hanh, TP Cẩm Phả đang gây xôn xao dư luận, trao đổi với VietNamNet, ông Hoàng Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Hoạt động xây dựng (Bộ Xây dựng) cho biết, đây là dự án nhóm B, do Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ninh thẩm định. Qua rà soát, Cục không tham gia thẩm định và cho ý kiến về dự án trước khi tỉnh phê duyệt đầu tư. Bên cạnh đó, trao đổi với báo chí, lãnh đạo Vụ Quy hoạch kiến trúc (Bộ Xây dựng) cho hay, Bộ không phê duyệt quy hoạch dự án khu đô thị 10B tại phường Quang Hanh, TP Cẩm Phả. Dự án do tỉnh Quảng Ninh chịu trách nhiệm phê duyệt. Điều này đã được phân cấp trong Luật Quy hoạch, Bộ Xây dựng chỉ đóng góp ý kiến phê duyệt quy hoạch tỉnh, trong đó bao giờ cũng lưu ý đến việc bảo vệ vùng di sản. Theo KTS Phạm Thanh Tùng, chuyên gia phản biện độc lập, vịnh Hạ Long là di sản không phải chỉ của quốc gia mà còn của quốc tế đã được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới nên phải coi đó là bảo vật quốc gia mà địa phương quản lý. Theo pháp luật về di sản văn hoá vùng đệm là vùng bảo vệ tránh tác động ảnh hưởng đến di sản. Việc quy định không rõ ràng các vấn đề trong xây dựng tại vùng đệm sẽ có thể làm ảnh hưởng đến môi trường cảnh quan rất nguy hiểm. Đặt vấn đề ở những công trình di sản quốc gia, ông Tùng đưa ra dẫn chứng thực tế như ở hồ Hoàn Kiếm cũng phân vùng bảo vệ I, II. Từ đó mới quy định việc xây dựng. Như công trình ga ngầm C9 tại khu vực hồ Hoàn Kiếm thuộc dự án tuyến đường sắt đô thị số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo chạm đến “vùng đệm” vùng bảo vệ II mà phải di chuyển. “Tiền chúng ta có thể kiếm được nhưng di sản chúng ta không làm ra được. Di sản không chỉ cho hôm nay mà còn cho thế hệ mai sau. Những dự án là theo giai đoạn, thời kỳ. Dù là vùng đệm nhưng cũng sát di sản, có những đảo đá vôi đã trở thành “hòn non bộ” nằm trong dự án. Theo tôi, nên xem xét lại quy mô dự án. Các dự án nên phát triển theo hướng tô điểm, tôn vinh thêm vịnh Hạ Long chứ không phải can thiệp thô bạo vào di sản” – ông Tùng nói. Vị chuyên gia đánh giá, việc yêu cầu dừng thi công dự án khu đô thị 10B phường Quang Hanh là cần thiết. “Tôi xin nhắc lại vịnh Hạ Long là di sản, là báu vật của quốc gia, thế giới. Tỉnh Quảng Ninh có vinh dự và trách nhiệm gìn giữ vịnh Hạ Long. Cần hiểu sâu sắc Nghị quyết của Đảng về vấn đề văn hoá. Văn hoá là nền tảng là động lực để phát triển kinh tế. Lúc này đòi hỏi trách nhiệm chính trị, trách nhiệm xã hội của những người lãnh đạo đối với di sản, văn hoá. Đòi hỏi việc quản lý có tâm có tầm, có trách nhiệm, tình yêu với đất nước” - KTS Phạm Thanh Tùng nói. Theo ông Tùng, hiện nay, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch đang xin ý kiến đối với Luật Di sản văn hoá (sửa đổi), dự án khu đô thị 10B trên cũng là một trường hợp, một dẫn chứng cho thấy cần xem xét việc sửa đổi luật phù hợp với cuộc sống để xây dựng luật bảo vệ di sản bền vững, lâu dài. Khắc phục khoảng trống pháp luật Dự án khu đô thị tại khu 10B, phường Quang Hanh, TP Cẩm Phả được UBND tỉnh Quảng Ninh chấp thuận chủ trương đầu tư tại quyết định số 3787/QĐ-UBND ngày 29/10/2021; đã tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất và được UBND tỉnh Quảng Ninh công nhận kết quả trúng đấu giá tại quyết định số 4720/QĐ-UBND ngày 30/12/2021. Theo đó, đơn vị trúng đấu giá là Công ty TNHH Đỗ Gia Capital, địa chỉ tại phường Cẩm Thạch, TP Cẩm Phả. Thời điểm trúng giá, công ty này mới thành lập được hơn 40 ngày do ông Trần Hoài Thanh làm giám đốc. Trao đổi với PV VietNamNet, ThS Nguyễn Văn Đỉnh, chuyên gia pháp lý bất động sản cho biết, Công ty TNHH Đỗ Gia Capital được thành lập vào ngày 18/11/2021, là công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên. Theo quy định tại Điều 46 Luật Doanh nghiệp năm 2020: “Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”. Như vậy, Công ty Đỗ Gia Capital có tư cách pháp nhân ngay tại thời điểm đăng ký thành lập và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. “Việc doanh nghiệp mới thành lập hơn 40 ngày tham gia đấu giá quyền sử dụng đất và trúng đấu giá là phù hợp với quy định pháp luật tại thời điểm năm 2021” – ông Đỉnh nói. Theo ông Đỉnh, quy định của pháp luật về lựa chọn nhà đầu tư dự án sử dụng đất có sự “lệch pha” giữa hình thức đấu thầu dự án (kiểm soát rất chặt chẽ về năng lực kỹ thuật, năng lực kinh nghiệm của doanh nghiệp tham gia đấu thầu) với hình thức đấu giá quyền sử dụng đất (không có cơ chế kiểm soát năng lực kỹ thuật, năng lực kinh nghiệm của doanh nghiệp tham gia đấu giá). Vị chuyên gia đánh giá, đây là một tồn tại, có thể coi là “kẽ hở” của hệ thống pháp luật khi đấu giá quyền sử dụng đất hầu như chỉ xét trên tiêu chí tài chính, đơn vị nào trả giá cao nhất thì trúng đấu giá mà không quan tâm đến năng lực của doanh nghiệp liệu có đủ để triển khai dự án đảm bảo chất lượng, tiến độ. Vụ đấu giá các lô “đất vàng” tại Thủ Thiêm (cũng diễn ra vào cuối năm 2021) đã chỉ ra “kẽ hở” của pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất như trên. Theo ông Đỉnh, hiện nay, vấn đề đã được khắc phục sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 10 năm 2023. Trong đó bổ sung Điều 17a vào Nghị định số 43 năm 2014, quy định về đấu giá quyền sử dụng đất khi giao đất, cho thuê đất. Theo đó, tổ chức tham gia đấu giá quyền sử dụng đất phải đáp ứng các điều kiện chặt chẽ, nếu đấu giá để thực hiện dự án nhà ở, dự án kinh doanh bất động sản thì phải đáp ứng điều kiện theo Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản. Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đang trình Quốc hội xem xét cũng bổ sung quy định chặt chẽ đối với tổ chức tham gia đấu giá quyền sử dụng đất, khắc phục khoảng trống pháp luật của Luật Đất đai hiện hành.