Vì tương lai con em chúng ta, hãy sống dũng cảm một lần_ketwuabongda
作者:World Cup 来源:World Cup 浏览: 【大中小】 发布时间:2025-01-11 16:02:17 评论数:
- Bài viết “Vì tương lai con em chúng ta” kiểu gì vậy?ìtươnglaiconemchúngtahãysốngdũngcảmmộtlầketwuabongda của tác giả Hà Linh nhận được rất nhiều phản hồi của độc giả VietnamNet, phần lớn đánh giá cao quan điểm và thái độ sống tích cực của tác giả.
Ảnh minh họa |
Lên tiếng và đấu tranh trước những hành động, sự kiện bất công xung quanh, dù chưa ảnh hưởng tới trực tiếp cuộc sống của mình, là một thái độ sống văn minh và “vì tương lai con em chúng ta” tốt nhất. Rất nhiều độc giả đồng tình với quan điểm này và xác nhận thực tế mà tác giả Hà Linh đưa ra.
Theo anh Vũ Quang Đạo, tác giả bài viết đề cập đến một thực trạng rất ư là rõ ràng là "phản ứng của tầng lớp có học trong xã hội Việt Nam trước những bất công của xã hội". Ví dụ trong chuyện chặt cây xanh ở Hà Nội, tầng lớp buôn thúng bán bưng có thể thông cảm được khi họ phải bươn chải với cuộc sống, không thể và không muốn nghĩ xa xôi thì ít nhất những người có học phải thấy được cái gì đó "kỳ kỳ" xung quanh mình và lên tiếng.
Một câu “status”: “trưa nay ăn gì", "ôi cái đầm đẹp quá" có thể thu hút hàng ngàn lượt like nhưng có mấy ai dám ra chụp hình cảnh chặt cây cho dù việc đó rõ ràng mười mươi. Theo anh Đạo, nếu trước mắt chưa thể hành động được gì thì hãy....mở mồm! Dám nói, dám hỏi những việc mình cảm thấy bất công, không đúng là đã đặt một viên gạch trên bước đường tiến tới xã hội văn minh.
Trước câu hỏi mà một độc giả đặt ra cho tác giả: “Bạn đã làm được gì?”, rất nhiều bạn đọc đều đồng tình rằng “dám lên tiếng và dám viết bài viết này đã là một hành động kêu gọi đấu tranh vì những điều tốt đẹp hơn”.
“Ý kiến của bạn rất hay, nó làm tôi nhớ đến vở kịch Tôi và chúng ta của Lưu Quang Vũ. Bạn và tôi, và một số người có cách nghĩ tích cực, muốn thay đổi trật tự xã hội quá nhiều bất công, vô lý. Trong thời điểm này, có nhiều người nghĩ chúng ta là ngu xuẩn, ngớ ngẩn. Nhưng chỉ 20 năm nữa thôi, mọi người sẽ thấy chúng ta đã đúng, Và chúng ta phải nỗ lực không mệt mỏi cho những đổi mới đó” – chị Lê Thị Tình chia sẻ.
Một số độc giả khác nêu lên một thực tế: “Mình đồng ý với bạn những điều tâm huyết. Nhưng chỉ có mình và bạn mà thôi, còn một số họ đứng ngoài nghe ngóng cổ vũ, có lợi họ nhảy vào chia phần, còn không họ phủi tay vô can.Cơ quan mình có rồi đó. Bọn mình thì không ngóc đầu lên được vì luôn ở tận bùn đen. Còn họ đứng ngoài hỉ hả cho là bọn mình dại, cứng đầu chống lại lãnh đạo nên nhận hậu quả đó là xứng đáng..v..v..Nhưng mình đã chấp nhận đấu tranh thì tránh đâu phải không? Cần phải hi sinh để cho cái đúng được thực thi”.
Anh Thành Trung chia sẻ ý kiến về việc tại sao những người có gia đình không nghĩ như những người chưa có gia đình. “Đó là vì khoảng cách giữa mơ ước và hiện thực. Các bạn chưa có gia đình, thì các giải pháp mà các bạn đề ra hôm nay, có thể trở thành hiện thực vào ngày mai, và khi đó thì bạn, con bạn có thể được thụ hưởng. Đối với những người đang có gia đình, đang có con thì họ lo cho những gì con họ đang cần còn chưa nổi thì sao họ còn có thể tham gia vào những việc làm cho 1 tương lai xa nào đó. Bạn có thể nói suy nghĩ như vậy là thiển cận. Nhưng, cái gì cũng có lí của họ. Tất nhiên, nếu như tạo ra một xã hội biết lo cho tương lai thì hay rồi”.
Trả lời cho câu hỏi “làm thế nào để thay đổi, để khắc phục?”, một độc giả kêu gọi: “Tất cả người lớn chúng ta hãy sống dũng cảm lên, cuộc sống chỉ một lần, hãy là người trung thực để trước tiên con cái mình làm theo”.
- Nguyễn Thảo (tổng hợp)