发布时间:2025-01-27 06:19:23 来源:Betway 作者:La liga
Trên giấy ghi trụ sở tại căn hộ chung cư không có nghĩa là trụ sở này được sử dụng để hoạt động kinh doanh.
Ngay cả doanh nghiệp (DN) từng được cấp giấy chứng nhận đăng ký DN có ghi trụ sở tại chung cư thì vẫn có thể bị “trục xuất” bất cứ lúc nào.
Đã từng đăng ký cũng phải di dời
Điều 80 Nghị định 99/2015 hướng dẫn Luật Nhà ở quy định: Tổ chức,àngngànngườikinhdoanhsẽphảichiataychungcưtỷ lệ 88 hộ gia đình, cá nhân phải chuyển hoạt động kinh doanh sang địa điểm khác không phải là căn hộ chung cư trong vòng sáu tháng, kể từ ngày 10-12-2015 (ngày có hiệu lực của nghị định này). Sau ngày 10-6-2016, hộ gia đình, cá nhân không được kinh doanh tại căn hộ chung cư nữa.
Theo thống kê, hiện tại TP.HCM có gần 2.000 DN đăng ký trụ sở ở chung cư, 1.300 DN đăng ký trụ sở ở cao ốc. Có trên 10.000 DN đăng ký trụ sở trong tòa nhà, trong đó hơn một nửa đặt ở các tòa nhà quận 1.
Rất nhiều DN tại TP.HCM đã từng được cấp đăng ký kinh doanh với trụ sở là nhà chung cư, nhất là giai đoạn trước năm 2010, khi chưa có văn bản nào về việc hạn chế kinh doanh trong căn hộ chung cư. Như vậy, các DN này đều phải di dời đến trụ sở khác. Nếu không cũng sẽ bị “trục xuất” khi cơ quan quản lý đi hậu kiểm và phát hiện trụ sở trong căn hộ chung cư.
Thực ra, không phải đến Nghị định 99/2015 mới quy định không kinh doanh trong căn hộ chung cư. Từ nhiều năm nay, cơ quan đăng ký kinh doanh đã không cho các DN đăng ký trụ sở tại căn hộ chung cư. Riêng tại Sở KH&ĐT TP.HCM, trước đây DN bị yêu cầu chứng minh quyền sử dụng căn hộ vào mục đích kinh doanh. DN trình được giấy thì Sở mới cấp giấy chứng nhận đăng ký DN.
Có giai đoạn Sở KH&ĐT phải phối hợp với các quận, huyện để lên danh sách các dự án, các cao ốc nào là cao ốc văn phòng, thương mại; cao ốc nào có các tầng thương mại... để cấp đăng ký DN hoặc không. Nhưng cách làm này đã từng bị nhiều DN phản ứng. DN cho rằng Sở đã đòi hỏi giấy tờ ngoài quy định.
Chính vì vậy, hiện nay Sở không đòi hỏi DN chứng minh quyền sử dụng căn hộ vào mục đích kinh doanh nữa. Tuy nhiên, cách làm này lại khiến nhiều DN nghĩ rằng được quyền kinh doanh tại căn hộ chung cư vì đã được Sở cấp giấy đăng ký!
Phần diện tích dùng để kinh doanh của nhà chung cư thì được phép kinh doanh nhưng cũng cấm nhiều ngành nghề. Ảnh: HTD |
Cho đăng ký, đừng hiểu nhầm
Một chuyên viên tại Sở KH&ĐT TP.HCM khẳng định không đòi hỏi DN chứng minh quyền sử dụng trụ sở kinh doanh là nhằm tạo thuận lợi cho DN theo đúng tinh thần Luật DN. Theo đó, DN tự khai và tự chịu trách nhiệm.
Tuy nhiên, giấy chứng nhận đăng ký DN có ý nghĩa đúng như tên gọi, tức là chỉ chứng nhận việc có đăng ký của DN mà thôi; trên giấy ghi trụ sở tại căn hộ chung cư không có nghĩa là trụ sở này được sử dụng để hoạt động kinh doanh.
“Việc DN có được kinh doanh tại địa điểm đó hay không còn phụ thuộc vào các quy định khác như Luật Nhà ở hay điều kiện kinh doanh khác” - chuyên viên này khẳng định.
Luật sư Nguyễn Đức Chánh, Đoàn Luật sư TP.HCM, cho biết thêm theo khoản 7 Điều 8 của Luật DN 2014 thì DN phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký DN. Do vậy, có thể có trường hợp khi đăng ký kinh doanh thì cơ quan đăng ký kinh doanh vẫn cấp giấy chứng nhận DN có trụ sở tại nhà chung cư. Tuy nhiên, khi làm thủ tục khai báo thuế thì cơ quan thuế sẽ kiểm tra giấy tờ chứng minh trụ sở có đủ điều kiện đăng ký hay không như kiểm tra hợp đồng thuê nhà; giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất… đối với nhà, đất dùng vào việc làm địa chỉ kinh doanh.
“Lúc này, nếu phát hiện DN đặt trụ sở tại nhà chung cư thì sẽ không cho hoạt động tại trụ sở này mà phải chuyển địa điểm khác. Ngoài ra, cơ quan đăng ký kinh doanh nếu phát hiện hồ sơ đăng ký DN không đúng thì có thể tiến hành hậu kiểm” - luật sư Chánh nói.
Cấm vì an ninh, an toàn chung Việc không cho phép kinh doanh trong căn hộ chung cư là đúng quy định. Bởi thực tế nếu cho phép kinh doanh thì có thể không đảm bảo về an ninh, trật tự, môi trường sống của các cư dân chung cư. Mặt khác, nhà chung cư được thiết kế với chức năng phù hợp với công trình nhà ở nên nếu cho phép sử dụng vào mục đích khác thì khó đảm bảo điều kiện an toàn công trình. khi cấm kinh doanh trong chung cư như vậy, nhiều người than phiền rằng xâm phạm quyền sở hữu của họ. Khi chúng tôi tư vấn cho DN về đăng ký kinh doanh, nhiều người cũng căn vặn tại sao nhà phố cũng là nhà ở mà được kinh doanh, buôn bán, còn nhà chung cư của họ thì lại không được? Tuy nhiên, theo tôi vì lợi ích chung cho cộng đồng dân cư sinh sống tại chung cư thì việc không cho đặt trụ sở tại chung cư là hợp lý.
Nên cho phép buôn bán qua mạng Muốn kinh doanh nhưng nếu đăng ký hộ gia đình tại căn hộ chung cư thì không được cơ quan chức năng cho đăng ký; hoặc cho đăng ký nhưng lại bảo là không được kinh doanh, nếu phát hiện sẽ bị phạt. Thực tế nhiều người ở căn hộ chung cư vẫn lên Facebook bán quần áo, bán rau củ quả tươi, bán bánh tự làm... giao tận nơi cho khách hàng. Tức khách hàng không cần phải đến chung cư để giao dịch. Trường hợp khách có đến chung cư thì cũng được kiểm soát bằng thẻ từ, rồi bảo vệ kiểm tra… nên đâu thể tự do đi thang máy lên các tầng được. Do đó tôi mong rằng các cơ quan quản lý để cho DN nhỏ lẻ, những người làm dịch vụ qua mạng… có đăng ký trụ sở tại nhà chung cư của mình được kinh doanh.
Chỉ kinh doanh trong phần diện tích kinh doanh Theo Nghị định 99/2015, phần diện tích dùng để kinh doanh của nhà chung cư thì được phép kinh doanh nhưng cấm các ngành nghề, hàng hóa như vật liệu gây cháy nổ và các ngành nghề gây nguy hiểm đến tính mạng, tài sản của người sử dụng nhà chung cư theo quy định của pháp luật phòng cháy, chữa cháy; kinh doanh vũ trường; sửa chữa xe có động cơ; giết mổ gia súc; các hoạt động kinh doanh dịch vụ gây ô nhiễm khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Trường hợp kinh doanh dịch vụ nhà hàng, karaoke, quán bar thì phải bảo đảm cách âm, tuân thủ yêu cầu về phòng, chống cháy nổ; có nơi thoát hiểm và chấp hành các điều kiện kinh doanh khác theo quy định của pháp luật. |
Theo Báo Pháp luật
相关文章
随便看看