TheảnhbáokhôngkíchdàikỷlụcởKharkivTriềuTiênkhôngchuyểnvũkhílịch thi đấu cúp quốc gia phápo hãng tin Reuters, cảnh báo không kích kéo dài được ban bố, sau khi giới chức Ukraine thông báo về các đợt tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) và tên lửa của Nga nhằm vào Kharkiv.
Thống đốc tỉnh Kharkiv Oleh Syniehubov cho biết, ít nhất 5 UAV Nga đã tấn công Kharkiv, thành phố lớn thứ hai của Ukraine.
Trong khi đó, Thị trưởng Kharkiv Ihor Terekhov cho hay quận Osnovyanskyi trong thành phố đã bị tấn công, và xuất hiện hỏa hoạn. Hiện chưa có báo cáo về thương vong, và mức độ thiệt hại vật chất sau đợt tấn công của Nga.
Được biết, cảnh báo không kích đã có hiệu lực thi hành trong hơn 16 tiếng rưỡi tại Kharkiv. Đây là thời gian cảnh báo dài nhất được ghi nhận, kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào tháng 2/2022.
Trong những tuần gần đây, Kharkiv thường xuyên là mục tiêu tấn công của Nga. Quân đội Nga đã phát động đợt tấn công vào khu vực phía bắc Kharkov vào tuần trước, và giao tranh đang diễn ra ác liệt xung quanh một loạt ngôi làng gần biên giới Nga.
Triều Tiên phủ nhận chuyển vũ khí cho Nga
Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) hôm nay (17/5) đưa tin bà Kim Yo Jong, em gái Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un, một lần nữa phủ nhận việc nước này trao đổi vũ khí với Nga.
Trước đó, Mỹ và Hàn Quốc cáo buộc Triều Tiên vận chuyển vũ khí cho Nga để sử dụng trong xung đột ở Ukraine. Cả Moscow và Bình Nhưỡng đều phủ nhận cáo buộc này.
Mối quan hệ giữa Nga và Triều Tiên đã được củng cố đáng kể, sau chuyến thăm của Chủ tịch Kim Jong Un tới vùng Viễn Đông của Nga vào tháng 9/2023, và tiến hành hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Vladimir Putin.
Theo bà Kim Yo Jong, "lý thuyết" về thỏa thuận vũ khí giữa Triều Tiên và Nga được tạo nên từ định kiến và hư cấu là "lý thuyết ngớ ngẩn nhất" không đáng được bất kỳ ai đánh giá, hay giải thích. Theo KCNA, bà Kim Yo Jong gọi đây là tin đồn lan truyền từ các thế lực thù địch.
Bà Kim Yo Jong nói thêm, việc Triều Tiên phát triển vũ khí không nhằm mục đích xuất khẩu, mà nhằm phòng thủ trước Hàn Quốc.
Về mặt kỹ thuật, Triều Tiên và Hàn Quốc vẫn đang trong tình trạng chiến tranh, do chiến tranh Triều Tiên kéo dài từ năm 1950 – 1953 kết thúc bằng hiệp định đình chiến, chứ không phải hiệp ước hòa bình.
Trong khi đó, hôm 16/5, Mỹ đã công bố các biện pháp trừng phạt mới đối với 2 cá nhân và 3 công ty Nga trước cáo buộc tạo điều kiện cho việc chuyển giao vũ khí giữa Nga và Triều Tiên bao gồm tên lửa đạn đạo để sử dụng ở Ukraine.