Chụp ảnh macro là chủ đề hấp dẫn dân nhiếp ảnh chuyên nghiệp,ắttrọnchấtArtcùngGalaxyAđừngnhầmkỹthuậtchụpmacrovớnhận định kèo bóng đá đêm nay song cũng lắm thách thức với người ngoại đạo. Trước đây, giới số hóa cũng từng tổ chức nhiều cuộc thi chụp ảnh macro, song phần lớn ảnh dự thi là close-up. Bởi vậy nếu bạn muốn săn giải từ cuộc thi “Bắt trọn chất Art cùng Galaxy A”, việc đầu tiên là phân biệt rõ ảnh macro và close-up để không dẫm lại “vết xe đổ” trước đó.
Thuật macro khác close-up thế nào?
Cha đẻ của macro là nhiếp ảnh gia Fritz Goro (Đức). Ông định nghĩa macro là ảnh phóng đại những chủ thể nhỏ từ vài mm đến vài cm. Một ống kính macro phải có độ phóng đại ít nhất 1:1 trên sensor, tức là chủ thể xuất hiện với kích thước lớn hơn hoặc hệt đời thực trên cảm biến. Với ống kính macro có tiêu cự 25mm với khẩu độ mở f/2.4 trên Galaxy A51 hay Galaxy A71, thì một loài côn trùng dài 10-25mm sẽ cho ảnh lấp đầy khung hình.
Bánh chuối chụp cận cảnh bằng ống kính macro 5MP ở cự ly 3cm có độ phóng đại lớn hơn, thấy được chi tiết vô cùng nhỏ so với chụp close-up bằng camera chính 64MP cách 20cm. |
Trường hợp hình ảnh trên sensor chỉ bằng nửa kích thước thật, ví dụ tỷ lệ 1:2, thì không phải ống kính macro thực thụ. Ống kính macro thường có giá đắt đỏ, vậy nên một số hãng máy compact và smartphone sử dụng phần mềm giả lập chế độ macro cho các camera sẵn có trên máy, song thường sẽ cho ra ảnh chụp close-up, chứ không phải ảnh macro chính thống.
Close-up là tên gọi thuật nhiếp ảnh cận cảnh, khi chụp đối tượng ở khoảng cách gần. Bạn có thể chụp close-up với bất cứ ống kính nào. Tuy nhiên, cự ly lấy nét của ảnh close-up chỉ có thể dừng lại ở giới hạn 10-20cm, căn góc vất vả, quá giới hạn cự ly này là bức ảnh “out nét” ngay; chứ không thể chạm “gần thật gần” 3-5cm, đưa máy đến đâu chụp “auto đẹp” như ống kính macro.
Ảnh macro nghệ thuật hơn close-up ra sao?
Nhiếp ảnh marco luôn có sức mê hoặc với người cầm máy, liên tục làm bạn “ngạc nhiên, sửng sốt và thích thú” trước những tấm ảnh đặc tả những chi tiết nhỏ li ti của thế giới khổng lồ xung quanh. Một giọt nước trên cành cây, nhánh rêu dại trên tường nhà... có thể trở nên lung linh siêu thực khi được chụp macro. Nhụy hoa cũng trở nên vĩ đại, thậm chí vi diệu cho cảm nhận như ở hành tinh khác. Chiếc râu ngoe nguẩy của loài muỗi, cặp mắt đảo náo niên của nhái rừng... có thể khiến bạn reo lên thú vị khi lần đầu được khám phá qua ống kính macro xịn xò.
Galaxy A sở hữu ống kính chuyên dụng cho ảnh macro nghệ thuật và ‘khác biệt’ so với những smartphone sử dụng phần mềm giả lập tạo ảnh close-up khác. |
Không phải ngẫu nhiên mà Samsung phải dành tâm sức nghiên cứu và trang bị thêm ống kính macro chuyên dụng 5MP cho cả hai model Galaxy A51 lẫn Galaxy A71, bởi chúng cho phép người dùng smartphone chụp được những nhỏ nhất chi tiết đến chân tơ kẽ tóc mà camera thông thường “dí” thật gần cũng không thấy được. Mọi đường nét và kết cấu của tĩnh vật “tinh vi” đến đâu cũng được khắc hoạ chi tiết hơn cả dưới ống kính macro.
Samsung cũng phát triển phần mềm chuyên biệt giúp bộ đôi Galaxy A có khả năng chụp những tấm hình cận cảnh sắc nét thực thụ, thay vì sử dụng phần mềm giả lập để tạo những bức ảnh close-up trông có vẻ “hao hao” macro.
Phần mềm này gắn tính năng tự động lấy nét, chế độ chụp liên tiếp 30 khung hình dành cho chủ thể chuyển động (kiến tha mồi, ong về tổ...) hoặc khi người chụp run tay, “bật” sẵn HDR tăng độ tươi, tích hợp sẵn hơn 13 hiệu ứng màu sắc... Về cơ bản thì người dùng “bán chuyên” chỉ cần đưa máy lên, dễ dàng căn góc và chụp, sau đó hệ thống sẽ trả lại bức ảnh chất lượng nhất mà không cần quan tâm nhiều đến hậu kỳ.
Đến đây, chắc hẳn bạn đã không thể nhầm lẫn thuật macro với close-up. Ảnh macro cũng là tiêu chí tham dự cuộc thi “Bắt trọn chất Art cùng Galaxy A”, muốn giật giải thưởng đi du lịch nước ngoài, smartphone lẫn đồng hồ Galaxy Watch Ative2... thì hãy làm thợ chụp macro thực thụ, sử dụng đúng chế độ chụp macro trên Galaxy A51, Galaxy A71. Nhanh tay cầm máy, vận dụng óc sáng tạo và gửi những bức ảnh đã chụp đến cuộc thi tại https://battronchatart.kenh14.vn/
Thu Hằng