Người mẫu Nguyễn Kim Anh,ưbuồngtrứngnữngườimẫuxmắcphảinguyhiểmnhưngítngườiđểýwap du doan 26 tuổi, phát hiện mắc ung thư buồng trứng từ 2013 khi bệnh đang ở giai đoạn 3. Sau đó cô đã phải cắt bỏ 1 bên buồng trứng, tuy nhiên Kim Anh không tiếp tục điều trị để có thời gian đi làm, kiếm tiền cho gia đình. Đến 2015, khối u tái phát khiến Kim Anh phải dừng hẳn công việc người mẫu. Hiện tại, nữ người mẫu trẻ đang phải chiến đấu với ung thư buồng trứng giai đoạn cuối, cơ thể suy kiệt chỉ còn da bọc xương, cuộc sống phụ thuộc hoàn toàn vào thuốc giảm đau trong khi hoàn cảnh gia đình hết sức khó khăn. Theo số liệu WHO 2018, mỗi năm Việt Nam có khoảng 1.500 ca mắc mới ung thư buồng trứng (năm 2017 là 1.200 ca), là căn bệnh phổ biến thứ hai trong các bệnh ung thư phụ khoa ở nữ giới, sau ung thư cổ tử cung. GS Nguyễn Chấn Hùng, Chủ tịch Hội ung thư Việt Nam cho biết, so với ung thư vú thì số ca mắc mới ung thư buồng trứng chỉ chiếm khoảng 10%, tuy nhiên bệnh nhân ung thư buồng trứng có tỉ lệ tử vong cao lên tới gần 60%. Trong đó tỉ lệ sống sau 5 năm trung bình là 45%, tỉ lệ này ở giai đoạn 4 là dưới 17%. Ung thư buồng trứng dễ tái phát và nhanh chóng chuyển nặng. Khó phát hiện sớm Ung thư buồng trứng bắt đầu khi các tế bào phát triển ngoài tầm kiểm soát trong buồng trứng tạo thành khối u ác tính, sau đó có thể lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Đến nay, ung thư buồng trứng khó nhất về phòng ngừa và phát hiện sớm do buồng trứng là cơ quan nằm sâu trong khung chậu nhỏ. Khoảng 70% bệnh nhân được phát hiện ở giai đoạn muộn. Trong khi nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm, tỉ lệ sống sau 5 năm lên tới 90%. Giai đoạn đầu bệnh thường tiến triển âm thầm, dễ bị bỏ qua, dễ nhầm sang các bệnh đường tiêu hoá hay bệnh phụ khoa, nhiều trường hợp siêu âm cũng không phát hiện ra và thường chỉ thấy rõ ở giai đoạn tiến triển hay giai đoạn muộn. Cho đến nay, các xét nghiệm sàng lọc thường xuyên cho ung thư buồng trứng không được khuyến cáo. Điều này là do các thử nghiệm hiện tại gây ra quá nhiều kết quả sai. Tuy nhiên, tổ chức U.S. Preventative Services Task Force khuyên phụ nữ có tiền sử gia đình bị ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư ống dẫn trứng hoặc ung thư màng bụng nên tiến hành xét nghiệm đột biến gen BRCA để xác định nguy cơ mắc bệnh của mình. Hiện nay, để phát hiện sớm ung thư buồng trứng, bác sĩ có thể sử dụng 3 xét nghiệm: Xét nghiệm vùng chậu, siêu âm qua âm đạo, xét nghiệm chỉ dấu sinh học CA-125. Khi phụ nữ có dấu hiệu đau lưng, đau bụng dưới hay vùng chậu, đau khi quan hệ tình dục, sụt cân đột ngột, táo bón... cần đi khám vì đây có thể là những biểu hiện của ung thư buồng trứng. Dù đến nay, nguyên nhân gây ung thư buồng trứng chưa thực sự rõ ràng song việc can thiệp vào lối sống vẫn được xem là một trong những biện pháp dự phòng hiệu quả. Do đó để tránh ung thư buồng trứng, phụ nữ cần có lối sống lành mạnh, tập thể dục đều đặn, tránh uống rượu bia, hút thuốc, tránh stress... Minh Anh Cô gái trẻ nhập viện khi ung thư dạ dày đã ở giai đoạn muộn và qua đời sau 3 tuần điều trị.Hình ảnh xót xa của Kim Anh trên giường bệnh. Ảnh: Zing
Theo ghi nhận, ung thư buồng trứng là ung thư có tỉ lệ mắc thấp nhưng tỉ lệ tử vong cao nhất trong các loại ung thư phụ khoa và đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Độ tuổi mắc trung bình thường trên 30 tuổi.Ung thư buồng trứng khó phát hiện sớm
Vì lẽ đó, ung thư buồng trứng được mệnh danh là "kẻ giết người thầm lặng" vì các triệu chứng cảnh báo rất không rõ ràng.Bác sĩ kể những ngày cuối của hotgirl Hải Phòng 26 tuổi qua đời vì ung thư dạ dày