Bộ Công Thương vừa ban hành Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 13/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý tín chỉ carbon nhằm thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định.
Việc ban hành kế hoạch triển khai thực hiện nhằm nâng cao nhận thức,ộCôngThươngyêucầutriểnkhaikếhoạchvềthịtrườngmuabántínchỉkèo pháp vai trò của các tổ chức và doanh nghiệp ngành công thương đối với hoạt động mua, bán trao đổi tín chỉ carbon, thị trường carbon trong thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) và mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính của Việt Nam.
Kế hoạch nêu rõ nhiệm vụ chủ yếu của Bộ Công Thương là xây dựng và ban hành Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực đến năm 2025 và giai đoạn 2026-2030 thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định tại Nghị định số 06/2022/NĐ-CP của Chính phủ về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn, hoàn thành trong quý III/2024.
Bộ sẽ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu cho cấp có thẩm quyền quyết định việc tổ chức đàm phán, ký kết, triển khai thỏa thuận hoặc hợp đồng với các đối tác quốc tế về chuyển nhượng tín chỉ carbon, kết quả giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của ngành công thương phù hợp với mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính của quốc gia.
Ngoài ra, đánh giá mức độ sẵn sàng tham gia thị trường carbon của một số lĩnh vực có tiềm năng thuộc ngành này; tiến hành rà soát cơ sở pháp lý, tình hình thực tiễn trong nước và kinh nghiệm quốc tế về hoạt động quản lý, mua bán, trao đổi chứng chỉ năng lượng tái tạo (REC) gắn với việc thực hiện mục tiêu giảm phát thải quốc gia, đề xuất quy định quản lý nếu có.
Tuyên truyền sâu, rộng về các mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, thực hiện NDC, phương thức tạo tín chỉ carbon, tham gia thị trường carbon tự nguyện, tổ chức và phát triển thị trường carbon tuân thủ cho các đối tượng của ngành công thương.
Theo đó, Bộ Công Thương giao Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện xây dựng Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực đến năm 2025 và giai đoạn 2026-2030 thuộc phạm vi quản lý và trình lãnh đạo Bộ xem xét, phê duyệt trước ngày 30/9.
Xây dựng báo cáo kết quả rà soát cơ sở pháp lý, tình hình thực tiễn trong nước và kinh nghiệm quốc tế về hoạt động quản lý, mua bán, trao đổi chứng chỉ năng lượng tái tạo (REC) gắn với việc thực hiện mục tiêu giảm phát thải quốc gia, đề xuất quy định quản lý, thời gian hoàn thành trước ngày 30/9.
Cùng với đó, chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu cho cấp có thẩm quyền quyết định quyết định việc tổ chức đàm phán, ký kết, triển khai thỏa thuận hoặc hợp đồng với các đối tác quốc tế về chuyển nhượng tín chỉ carbon, kết quả giảm phát thải khí nhà kính của ngành công thương phù hợp với mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính của quốc gia.
Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững thực hiện đánh giá mức độ sẵn sàng tham gia thị trường carbon của một số lĩnh vực có tiềm năng thuộc ngành công thương như sản xuất thép, sản xuất điện...
Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Cục Điều tiết điện lực, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Cục Công nghiệp, Vụ Pháp chế, Viện Năng lượng, Viện Chiến lược Chính sách Công Thương và các đơn vị có liên quan phối hợp với Vụ TKNL trong quá trình triển khai các nhiệm vụ trong kế hoạch này.
Giá 40-60 USD/tấn carbon, đề xuất phát triển thị trường tín chỉ carbon bắt buộcGiá carbon trên thị trường tự nguyện hiện rất thấp, chỉ còn 10 USD/tín chỉ carbon, trong khi trên thị trường bắt buộc có thể lên tới 40-60 USD/tín chỉ. Nếu chúng ta không khẩn trương lập thị trường bắt buộc thì có thể sẽ rất thiệt thòi.(责任编辑:Nhà cái uy tín)