Các đại biểu xem xét các tờ trình tại kỳ họp. Ảnh: QUỐC CHIẾN
Ông Hà Văn Út,étcácbáocáotờtrìnhquantrọsoi kèo trận fulham Giám đốc Sở Tài chính trình bày tại kỳ họp tờ trình Dự toán thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn; thu, chi và phân bổ ngân sách địa phương năm 2021. Theo đó, tổng thu trên địa bàn tỉnh năm 2021 là 58.700 tỷ đồng, bằng 98% so với ước thực hiện năm 2020, bằng 100% dự toán Thủ tướng Chính phủ giao. Trong đó, thu nội địa 42.700 tỷ đồng, thu từ lĩnh vực xuất nhập khẩu 16.000 tỷ đồng.
Về dự toán thu, chi ngân sách địa phương, tổng thu ngân sách địa phương là 22.646 tỷ đồng, bao gồm thu cân đối ngân sách địa phương 22.530 tỷ đồng; thu bổ sung có mục tiêu từ ngân sách Trung ương 116 tỷ đồng. Về chi ngân sách địa phương là 22.646 tỷ đồng, gồm chi cân đối ngân sách địa phương 22.530, chi các chương trình mục tiêu từ nguồn Trung ương bổ sung là 116 tỷ đồng.
Kỳ họp cũng đã xem xét nội dung quyết định chủ trương đầu tư dự án nạo vét, gia cố Suối Cái từ cầu Thợ Ụt đến sông Đồng Nai. Trình bày tờ trình này, ông Mai Bá Trước, Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư, cho biết đối tượng thụ hưởng của dự án là người dân, doanh nghiệp xã Tân Bình, huyện Bắc Tân Uyên, 2 phường Hòa Lợi, Chánh Phú Hòa, TX.Bến Cát, 10 phường của TX.Tân Uyên và phường Hòa Phú, TP.Thủ Dầu Một. Tổng mức vốn đầu tư dự án này lên đến trên 4.942 tỷ đồng, nguồn vốn từ ngân sách Trung ương và ngân sách tỉnh, thời gian chuẩn bị dự án trong năm 2020 và 2021, thời gian thực hiện dự án là từ năm 2021-2026. Cơ quan thực hiện dự án là Ban Quản lý dự án ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Ông Mai Bá Trước cũng đã trình bày việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án nâng cấp, mở rộng đường Chiêu Liêu, phường Tân Đông Hiệp, TP.Dĩ An. Theo đó, tổng mức đầu tư dự án ban đầu (cuối năm 2016) là 102,4 tỷ đồng được đề nghị điều chỉnh là 170,9 tỷ đồng. Nguyên nhân điều chỉnh là tăng chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng do tốc độ đô thị hóa cao dẫn đến giá thị trường về đất đai của TP.Dĩ An luôn biến động theo chiều hướng tăng.
Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, các báo cáo, tờ trình về quy định chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên tỉnh Bình Dương cũng đã được trình bày tại kỳ họp. Đây là một trong những chính sách quan trọng, tập trung hỗ trợ đầu tư cho nông nghiệp, là đòn bẩy để xây dựng nền nông nghiệp của tỉnh phát triển toàn diện, hiện đại, có năng suất, chất lượng cao gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ. Qua hơn 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh, đã có nhiều tổ chức, cá nhân tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, đầu tư thâm canh, mở rộng quy mô sản xuất, nhiều tiến bộ kỹ thuật được ứng dụng.
Theo báo cáo tại kỳ họp, quy định chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, NTM kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025 là một trong các giải pháp quan trọng giúp ngành nông nghiệp phát triển. Việc ban hành chính sách xây dựng NTM đã hỗ trợ, tạo điều kiện cho chính quyền các cấp trong tỉnh, nhất là cấp cơ sở tổ chức các hoạt động xây dựng NTM tại địa phương; động viên, khích lệ và phát huy tính năng động, sáng tạo của chính quyền cơ sở, cán bộ làm công tác NTM các cấp và nhân dân trong việc chung tay xây dựng NTM, góp phần quan trọng để tỉnh Bình Dương hoàn thành các mục tiêu chương trình sớm 2 năm so với kế hoạch đề ra.
Để tiếp tục thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2025 với mục tiêu phấn đấu đã đề ra, quy định chính sách hỗ trợ xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh sẽ hỗ trợ xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu trên địa bàn phù hợp với tình hình thực tế để tiếp tục thực hiện chương trình này. Cụ thể là hỗ trợ cấp huyện 10 tỷ đồng/huyện; hỗ trợ cấp xã, hỗ trợ xã đạt chuẩn NTM nâng cao dưới hình thức bổ sung vốn đầu tư 2 tỷ đồng/xã, hỗ trợ xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu dưới hình thức bổ sung vốn đầu tư 3 tỷ đồng/xã; hỗ trợ khu dân cư đạt NTM kiểu mẫu dưới hình thức bổ sung vốn đầu tư 300 triệu đồng/khu…
HỒ VĂN
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)