Hồ Chí Minh và bản Di chúc trường tồn cùng lịch sử_kèo ngoại hạng anh
作者:Ngoại Hạng Anh 来源:La liga 浏览: 【大中小】 发布时间:2025-01-10 18:30:16 评论数:
Trong lịch sử hiện đại và trong số các vị lãnh tụ cách mạng trên thế giới,ồChíMinhvàbảnDichúctrườngtồncùnglịchsửkèo ngoại hạng anh Hồ Chí Minh là một người đặc biệt. Cùng với thời gian, di sản tư tưởng của Người và bản Di chúc “hiện nay và mai sau, không chỉ là của riêng nhân dân Việt Nam, mà còn dành cho tất cả các dân tộc, các đảng đấu tranh về chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, dù ở châu Á, châu Âu hoặc bất cứ nơi nào trên các lục địa”.
Di chúc lịch sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh mãi là nguồn sức mạnh tinh thần dẫn dắt toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta trên con đường xây dựng Tổ quốc (Ảnh: trích dẫn theo nguồn chinhphu.vn)
Di chúc - lời dặn lại đầy tâm huyết
Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất, một trong những vĩ nhân của thế kỷ XX đã để lại di sản tư tưởng, tinh thần lớn lao hàm chứa trong từng trước tác của Người vẫn đang cùng dân tộc Việt Nam đồng hành trong thiên niên kỷ mới. Một trong những di sản đó chính là lời dặn lại đầy tâm huyết, tiếng nói khiêm nhường của một người cộng sản, thấm đẫm chất nhân văn, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc và thời đại có giá trị vượt không gian và thời gian - bản Di chúc lịch sử.
Giờ đây, mỗi khi lật giở lại những trang bản thảo, những bút tích chỉnh sửa, bổ sung của Người trong bản Di chúc thiêng liêng như một Cương lĩnh hành động ngày nào, dường như vẫn còn thấy một Hồ Chí Minh đang cẩn trọng, cân nhắc từng ý, từng việc, để cô đọng nhất những trăn trở, những điều cần phải dặn lại. Đó là những vấn đề quan trọng, cần thiết phải làm, nhằm bảo đảm vai trò lãnh đạo cách mạng của một Đảng cầm quyền, đồng thời đưa đến thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong cuộc đấu tranh chung, vì độc lập dân tộc và những tiến bộ xã hội. Đó cũng chính là những dòng chữ cuối cùng của người Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa lớn, người chiến sĩ quốc tế nặng lòng vì Đảng, vì dân, vì tình đoàn kết giữa các Đảng anh em và các dân tộc đang đấu tranh cho công lý.
Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ đấu tranh cho một lá cờ, cho “một sự giải phóng ở bề mặt bên ngoài”, Người hiến dâng cuộc đời mình cho cuộc chiến đấu vì phẩm giá và quyền của con người, cho sự giải phóng hoàn toàn. Trong tư tưởng và tình cảm của Người, nhân dân yêu chuộng hòa bình và công lý, nhân dân tiến bộ thế giới là anh em của nhau: “Tất cả những người có lương tri trên thế giới đều nhìn thấy ở Nguyễn Ái Quốc - “Người yêu nước”, ở Hồ Chí Minh - “Người chiếu sáng”, ở Bác Hồ - “Vị Chủ tịch kính mến”. Vì vậy, Người và Di chúc của Người tuy kết tinh tư tưởng, văn hóa, tâm hồn, đạo đức Việt, song “vẫn thuộc vào gia tài của nhân loại, cái gia tài của mọi dân tộc yêu tự do, giải phóng đã phải tiến hành đấu tranh chống lại ách thực dân hay đế quốc”, nhằm thực hiện khát vọng làm người cao cả nhất.
Bản thảo Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh sửa năm 1969(Ảnh: Trích dẫn theo nguồn Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam)
Di chúc - Cương lĩnh xây dựng lại đất nước
Thâu thái những hiểu biết quý báu của các đời trước để lại, Hồ Chí Minh luôn cởi mở tiếp thu để làm giàu vốn tri thức của bản thân mình không chỉ trở thành “một nhà tiên tri châu Á báo trước công cuộc giải phóng của các dân tộc bị áp bức, khổ đau”, Người còn nhìn thấy và dặn lại trước những công việc cần thiết phải thực hiện để xây dựng lại một nước Việt Nam đàng hoàng hơn, to đẹp hơn trong tương lai.
Trong Di chúc, khát vọng và niềm tin tất thắng của lãnh tụ Hồ Chí Minh về cuộc chiến đấu chính nghĩa của nhân dân Việt Nam, góp phần vào sự nghiệp hòa bình thế giới dồn nén, chứa chất chỉ trong mấy lời và niềm tin đó không phải chỉ được nhắc một lần: “Dù khó khăn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi” và dù “Đồng bào ta có thể phải hy sinh nhiều của, nhiều người nhưng “Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất”, “Đồng bào Nam Bắc nhất định sum họp một nhà”. Theo Người, thắng lợi đó của dân tộc ta là vinh dự, vì “đã anh dũng đánh thắng 2 đế quốc to là Pháp và Mỹ và góp phần xứng đáng vào phong trào giải phóng dân tộc”.
Tiếp đó, với phép xử thế của một nhà văn hóa lớn, là biểu tượng kết tinh truyền thống lịch sử và văn hóa của dân tộc Việt có hàng ngàn năm văn hiến, Hồ Chí Minh “có ý định đến ngày đó” sẽ đi khắp hai miền Nam Bắc chúc mừng đồng bào và chiến sĩ cả nước và thay mặt nhân dân Việt Nam “đi thăm và cảm ơn” bè bạn quốc tế đã “tận tình ủng hộ và giúp đỡ” cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Là Người sáng lập và rèn luyện Đảng ta, bằng dự cảm của riêng mình, Hồ Chí Minh thấu hiểu rằng, mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam đều gắn liền với sự trưởng thành ngày càng vững mạnh của Đảng - đội tiền phong của giai cấp và của dân tộc Việt Nam, nên đã dành những điều “trước hết nói về Đảng” và yêu cầu “việc phải làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng”.
Ghi nhận nguồn sức mạnh nội lực làm nên sức mạnh của Đảng chính là sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, Người và tất cả mỗi người cán bộ, đảng viên của Đảng đều nhận thức được rằng: Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết và đoàn kết làm nên thành công, nên đã luôn cố gắng giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng. Tuy nhiên, cũng đã có những thời điểm, những con người, vì nhiều lý do khác nhau, đã quên đi lý tưởng và lời thề cộng sản, xa rời đạo đức cách mạng, phá hoại khối đoàn kết “muôn người như một” của Đảng. Vì vậy, người nhấn mạnh: “Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”, đồng thời yêu cầu “trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình”. Theo Người, đó không chỉ là nhiệm vụ trọng yếu, là yêu cầu bức thiết của Đảng cầm quyền trước mỗi bước chuyển của cách mạng, mà còn là cách tốt nhất để “củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng”, để Đảng trong sạch, khỏe mạnh, để “dù công việc to lớn mấy, khó khăn mấy chúng ta cũng nhất định thắng lợi”. Theo Người, dù đã có những đóng góp nhất định, song để thật sự trong sạch, “xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân”, mỗi cán bộ, đảng viên, đoàn viên và thanh niên phải hết lòng tận trung với nước, tận hiếu
với dân, phải thấm nhuần và nâng cao “đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” và vượt lên hết thảy là phải sống với nhau có tình, có nghĩa, có “tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”. Và cũng theo Hồ Chí Minh, để rời xa những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, làm mực thước cho dân, cán bộ, đảng viên nhất định phải thường xuyên tiến hành tự phê bình và phê bình trên cơ sở “tình đồng chí” thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau, làm cho điều thiện sinh sôi, điều ác thui chột, để tiến bộ và vững vàng trước mọi cám dỗ, thử thách.
Thực hiện Di chúc của Bác, Bình Dương hôm nay đang vững bước trên đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa. Trong ảnh:Một góc Thành phố mới Bình Dương. Ảnh: X.THI
Sau những điều tâm huyết về Đảng, người cộng sản đầy kinh nghiệm Hồ Chí Minh đã nhắc đến việc chăm lo lực lượng kế cận của cách mạng. Người dành những dòng thiết tha cho thế hệ trẻ, khen ngợi đoàn viên, thanh niên, phụ nữ, thiếu nhi… đã đóng góp công sức của mình trong sự nghiệp cách mạng và yêu cầu, “Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa “hồng” vừa “chuyên”. Theo Người, “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết, bởi không chăm lo cho thế hệ trẻ, không tạo dựng một lực lượng kế tục có đức và có tài, sẽ không có những con người XHCN để xây dựng thành công CNXH và CNCS như Lênin từng khẳng định”.
Bốn chữ “thật” trong Di chúc Bác Hồ Trong Di chúc, Bác nói đến đạo đức cách mạng: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân”. |