Luật sư tư vấn:
Theườidướituổisửdụngtráiphépmatúybịxửlýthếnàkết quả bóng đá aff hôm nayo quy định tại Khoản 10 Điều 2 Luật phòng chống ma túy 2021: “Người sử dụng trái phép chất ma túy là người có hành vi sử dụng chất ma túy mà không được sự cho phép của người hoặc cơ quan chuyên môn có thẩm quyền và xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể có kết quả dương tính”.
Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 chỉ quy định các hành vi tội phạm về ma tuý từ điều 247 đến điều 259, quy định hiện hành không có quy định đối với hành vi sử dụng chất ma tuý. Theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, hành vi sử dụng trái phép chất ma túy bị phạt cảnh cáo hoặc bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Tuy nhiên, người dưới 14 tuổi sử dụng ma túy không phải đối tượng chịu trách nhiệm hình sự và xử lý hành chính theo quy định của pháp luật do không đủ điều kiện về độ tuổi. Luật phòng, chống ma túy có những quy định liên quan đến quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy nhằm giúp người sử dụng trái phép chất ma túy không tiếp tục sử dụng trái phép chất ma túy, phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật của họ.
Điều 23 Luật phòng, chống ma túy 2021 quy định:
“Điều 23. Quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy
1. Quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy là biện pháp phòng ngừa nhằm giúp người sử dụng trái phép chất ma túy không tiếp tục sử dụng trái phép chất ma túy, phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật của họ.
Quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy không phải là biện pháp xử lý hành chính.
2. Thời hạn quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy là 01 năm kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định quản lý.
3. Nội dung quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy bao gồm:
a) Tư vấn, động viên, giáo dục, giúp đỡ người sử dụng trái phép chất ma túy để họ không tiếp tục sử dụng trái phép chất ma túy;
b) Xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể;
c) Ngăn chặn người sử dụng trái phép chất ma túy có hành vi gây mất trật tự, an toàn xã hội.
Trong trường hợp người sử dụng ma túy bị xác định là nghiện mà túy thì sẽ bị áp dụng biện pháp cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng và cai nguyện ma túy tự nguyện tại cơ sở cai nghiện ma túy theo quy định của pháp luật
- Cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng là việc người nghiện ma túy thực hiện cai nghiện tự nguyện tại gia đình, cộng đồng với sự hỗ trợ chuyên môn của tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy, sự phối hợp, trợ giúp của gia đình, cộng đồng và chịu sự quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã. Thời hạn cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng là từ đủ 06 tháng đến 12 tháng
- Thời hạn cai nghiện ma túy tự nguyện tại cơ sở cai nghiện ma túy là từ đủ 06 tháng đến 12 tháng.
Trong trường hợp hợp dưới từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi không hoàn thành cai nghiện tự nguyện, sẽ bị đưa vào cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc theo quy định của Luật phòng, chống ma túy 2021:
“Điều 33. Cai nghiện ma túy cho người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi
1. Người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt cai nghiện ma túy tự nguyện;
b) Trong thời gian cai nghiện ma túy tự nguyện bị phát hiện sử dụng trái phép chất ma túy;
c) Người nghiện ma túy các chất dạng thuốc phiện không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế hoặc bị chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế do vi phạm quy định về điều trị nghiện.”
Mỗi chúng ta cần nâng cao tinh thần tự giác pháp luật cũng như tuyên truyền quy định pháp luật về phòng chống ma túy để học sinh, trẻ em không sử dụng ma tuý.
Thạc sỹ - Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội.
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc