Hiếm gặp, bé sơ sinh Quảng Ninh vừa sinh đã bị sốc phản vệ_lịch thi đấu bóng đá c2
Bệnh nhi N.Đ.A. sinh non ở tuần thai thứ 36 tại Bệnh viện Bãi Cháy,ếmgặpbésơsinhQuảngNinhvừasinhđãbịsốcphảnvệlịch thi đấu bóng đá c2 Quảng Ninh với cân nặng vẻn vẹn 2,5kg.
Sau sinh, bé bị khó thở, thở nhanh nên được chuyển lên Khoa Nhi cấp cứu và điều trị. Khi kiểm tra, bác sĩ phát hiện trên hình ảnh chụp X-quang có hình ảnh mờ không đều hai bên phổi.
BS Đinh Thị Lan Oanh, Phó Giám đốc bệnh viện kết luận, bệnh nhi bị suy hô hấp sơ sinh, viêm phổi bào thai. Sau đó, trẻ được chuyển nằm lồng ấp, thở máy.
Sau 1 ngày, trẻ xuất hiện sốc nhiễm khuẩn, sốt cao, nổi vân tím, mạch nhanh. Các bác sĩ đã nhanh chóng cho dùng thuốc vận mạch, kháng sinh phối hợp. Sức khoẻ bệnh nhi dần ổn định.
Tuy nhiên 36 tiếng tiếp theo, trẻ bất ngờ xuất hiện tình trạng sốc phản vệ độ 3 với các biểu hiện nổi ban đỏ trên da tại vị trí truyền dịch nuôi dưỡng, mạch tăng, huyết áp tụt.
Bệnh nhi được nằm trong lồng ấp, chăm sóc tích cực
Nghi ngờ trẻ phản vệ với thành phần amino acid trong dịch nuôi dưỡng, các bác sĩ đã nhanh chóng xử trí phản vệ theo phác đồ, ngừng truyền dinh dưỡng, thay dịch truyền thành phần chỉ có đường và muối nuôi dưỡng. Ê-kíp cũng giảm tối đa các loại thuốc truyền vào cơ thể trẻ, tiếp tục duy trì thuốc kháng sinh và vận mạch.
Sau xử trí phản vệ, trẻ thoát nguy kịch, huyết động ổn định, không sốt, ăn tiêu được. Một ngày sau, trẻ được dừng thuốc vận mạch, bắt đầu cai thở máy. Hiện tai, trẻ bú mẹ tốt, sức khoẻ ổn định.
BS Đỗ Kiêm Thắng, Khoa Nhi, Bệnh viện Bãi Cháy cho biết, trường hợp trẻ sơ sinh bị sốc phản vệ do thành phần amino acid rất hiếm gặp.
“Bệnh nhi này bị sốc phản vệ trên nền suy hô hấp nặng, viêm phổi bào thai nên nguy cơ đe dọa tử vong rất lớn. May mắn trẻ được chẩn đoán và xử trí kịp thời nên không nguy hiểm tính mạng”, BS Thắng chia sẻ.
Theo BS Thắng, phản vệ là tình trạng phản ứng quá mẫn của hệ thống miễn dịch khi có sự xâm nhập của một chất gây dị ứng vào cơ thể. Tình trạng này có thể gặp ở tất cả lứa tuổi kể cả trẻ sơ sinh.
Khi đó, cơ thể sẽ kích thích sản xuất một số chất như Histamine, leukotriene và các hoạt chất trung gian khác với số lượng lớn chỉ trong vài phút khiến người bệnh bị sốc.
Các biểu hiện của sốc phản vệ là nổi mẩn đỏ trên da, khó thở, nôn, đau bụng gây hạ huyết áp, trụy tim mạch, suy hô hấp… thậm chí tử vong nếu không kịp thời cấp cứu.
Phản vệ có thể xuất hiện ở sơ sinh đến trẻ dưới 6 tháng tuổi nhưng không phổ biến vì trẻ chưa tiếp xúc với nhiều chất gây dị ứng, cần nhiều hơn một lần tiếp xúc với chất gây dị ứng để phản ứng xảy ra và phải mất một thời gian dài để một số bệnh dị ứng phát triển. Vì vậy, trường hợp trẻ sơ sinh bị sốc phản vệ bởi dịch nuôi dưỡng rất hiếm gặp.
Từ trường hợp bệnh nhi trên có thể thấy nguy cơ sốc phản vệ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Nếu không được phát hiện, chẩn đoán, xử trí kịp thời trẻ có thể tử vong ngay lập tức.
Các bác sĩ Bệnh viện Bãi Cháy khuyến cáo, phụ huynh cần hết sức cảnh giác khi trẻ xuất hiện nổi mẩn đỏ, ho, chảy mũi, khó thở, nôn, tiêu chảy kích thích sau khi dùng một loại thuốc, ăn một loại thức ăn hoặc tiếp xúc với loại hóa chất. Khi đó, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được xử trí và điều trị kịp thời.
Gia đình không nên tự ý mua thuốc dùng cho trẻ khi chưa được sự tư vấn của bác sĩ để giảm các nguy cơ gây phản vệ.
Thúy Hạnh
Sốc phản vệ nặng sau khi thái một củ hành
10 phút sau khi thái một củ hành để chuẩn bị nấu ăn tối, nam thanh niên 25 tuổi (Phú Thọ) đột ngột xuất hiện sưng nề mặt, mắt. Tình trạng ngày càng nghiêm trọng nên gia đình đã đưa bệnh nhân đến bệnh viện cấp cứu.