- Hơn 2.700 thí sinh đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1 vào Trường ĐH Luật TP.HCM không tham gia đánh giá năng lực do trường tổ chức nhưng cũng không điều chỉnh nguyện vọng theo đề án tuyển sinh đã công bố của trường. Những thí sinh này sẽ mất cơ hội xét tuyển nguyện vọng 1.
Ngày 23/7,ểnsinhđạihọcHơnthísinhtuộtcơhộixéttuyểnnguyệnvọđá cúp c1 sau khi kết thúc đợt điều chỉnh nguyện vọng, nhiều thí sinh có nguyện vọng đăng ký vào Trường ĐH Luật TP.HCM mới "té ngửa" khi biết rằng nhà trường đã công bố điểm trúng tuyển và danh sách thí sinh dự kiến trúng tuyển từ ngày 19/7.
Nhiều trường hợp thí sinh trước đó đăng ký vào một trường công an, nhưng do điểm thấp đã điều chỉnh cả 3 nguyện vọng của mình vào Trường ĐH Luật TP.HCM mà không tìm hiểu kỹ thông tin về đề án tuyển sinh của trường, nay không còn cơ hội vào đại học.
Thí sinh thi THPT quốc gia 2017 (Ảnh: Lê Văn) |
4.640 thí sinh "ở lại" nguyện vọng 1
Theo thống kê từ Bộ GD-ĐT, tính đến ngày 20/4/2017, có 16.940 thí sinh đăng ký vào Trường ĐH Luật TP.HCM. Sau khi xét tuyển sơ bộ, có 4.018 thí sinh đạt tiêu chuẩn để vào vòng "xét trúng tuyển".
Kết quả xét tuyển sơ bộ dựa trên điểm học bạ và điểm thi THPT quốc gia 2017 đã được trường công bố từ 12/7.
Các thí sinh đủ điều kiện ở giai đoạn 1 được tham gia kỳ kiểm tra năng lực vào buổi sáng ngày 16/7/2017 (chủ nhật). Trường đã thông báo tới tất cả các thí sinh nhưng chỉ có 3.456/4.018 thí sinh có mặt làm bài kiểm tra, đạt tỷ lệ 85,44%.
Tới ngày 19/7, trường công bố kết quả kiểm tra đánh giá năng lực, điểm xét tuyển (chính thức) và danh sách thí sinh dự kiến trúng tuyển với tổng số 1.900 em trên 1.600 chỉ tiêu mà trường công bố.
Điều đáng nói là nhiều thí sinh hoặc không tìm hiểu kỹ đề án tuyển sinh của trường hoặc không nhận được thông tin, đã dẫn tới những trường hợp vẫn giữ nguyên hoặc tiếp tục đăng ký nguyện vọng 1 vào trường trong đợt điều chỉnh nguyện vọng vừa qua.
Thống kê của Bộ GD-ĐT cho thấy, tới cuối ngày 24/7 - một ngày sau khi kết thúc điều chỉnh nguyện vọng - vẫn còn 4.640 thí sinh đăng ký xét tuyển và đều là nguyện vọng 1 vào trường (trong đó đã bao gồm 1.900 thí sinh trong danh sách dự kiến trúng tuyển).
Như vậy, sẽ có tới 2.740 thí sinh sẽ mất cơ hội xét tuyển nguyện vọng 1 sau khi Trường ĐH Luật TP.HCM "khóa sổ" danh sách thí sinh trúng tuyển trên hệ thống. Số này bao gồm những thí sinh không vượt qua được bài kiểm tra năng lực và hơn 1.000 thí sinh vẫn đăng ký NV1 vào trường mà không tham gia bài kiểm tra năng lực.
Sự việc bắt đầu từ chuyện Trường ĐH Luật TP.HCM năm nay xét tuyển theo phương thức kết hợp xét tuyển bằng học bạ và bằng điểm thi THPT quốc gia 2017 với kiểm tra đánh giá năng lực. Việc xét tuyển bằng học bạ và bằng điểm thi THPT quốc gia 2017 là bước sơ bộ. Điểm của bài kiểm tra đánh giá năng lực là bước xét trúng tuyển.
Các tiêu chí này được trường xác định như sau: điểm học bạ chiếm tỷ trọng 10% điểm trúng tuyển, điểm trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 chiếm tỷ trọng 50% điểm trúng tuyển, và điểm của bài kiểm tra đánh giá năng lực chiếm tỷ trọng 40% điểm trúng tuyển.
Do thí sinh không tìm hiểu kỹ?
Trao đổi với VietNamNet, ông Trần Hoàng Hải, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Luật TP.HCM cho biết ngày 19/7, sau khi trường công bố danh sách trúng tuyển, thí sinh thí đăng ký xét tuyển vào Trường ĐH Luật TP.HCM đã biết đỗ hoặc không đỗ.
Các thí sinh có nguyện vọng vào học phải điều chỉnh “thứ tự ưu tiên 1” là Trường ĐH Luật TP.HCM và nộp Giấy chứng nhận kết quả thi THPT quốc gia năm 2017 trước ngày 26/7 để xác nhận nhập học. Khi không trúng tuyển hoặc không muốn nhập học, thí sinh được điều chỉnh bỏ nguyện vọng vào trường để đổi thành nguyện vọng khác.
Những thí sinh không trúng tuyển hoặc trúng tuyển nhưng không còn nguyện vọng theo học tại Trường ĐH Luật TP.HCM sẽ vẫn còn 3 ngày (từ ngày 19-21/7 bằng phương thức trực tuyến) hoặc 5 ngày (từ ngày 19-23/7 bằng phương thức ghi Phiếu điều chỉnh nguyện vọng) để thực hiện quyền điều chỉnh nguyện vọng theo quy định chung của Bộ GD - ĐT.
Theo ông Hải, như vậy thí sinh trước đó đăng ký vào Trường ĐH Luật TP.HCM có thể thay đổi nguyện vọng sang trường khác, nhưng thí sinh trước đó đăng ký nguyện vọng trường khác thay đổi nguyện vọng sang trường này lại không có ý nghĩa, do các thí sinh không dự kỳ kiểm tra đánh giá năng lực.
Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT) nhận định dẫn đến những trường hợp như trên có thể do thí sinh đã đăng ký xét tuyển nhiều nguyện vọng nên bỏ qua nguyện vọng vào Trường ĐH Luật TP.HCM, không cần thay đổi. Nhưng bà Phụng cũng không loại trừ có những thí sinh không thực hiện cảnh báo của hệ thống, không tìm hiểu thông tin về trường mà mình đã đăng ký xét tuyển để thực hiện yêu cầu của trường.
Theo nguyên tắc chung, hệ thống sẽ không xét nguyện vọng của những thí sinh này vào Trường ĐH Luật TP.HCM mà sẽ xét tuyển ở các nguyện vọng khác (từ các nguyện vọng thứ 2 trở đi).
Theo bà Phụng, trước đó Bộ GD-ĐT đã khuyến cáo thí sinh phải tìm hiểu kỹ thông tin tuyển sinh của từng trường trước khi đăng ký xét tuyển cũng như điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển.
"Hệ thống nghiệp vụ tuyển sinh đã được thiết kế rõ nội dung cảnh báo, nhắc nhở đối với thí sinh khi đăng nhập vào hệ thống phải tìm hiểu kỹ thông tin tuyển sinh của từng trường, nhất là các trường có ngưỡng đảm bảo chất lượng, điều kiện nhận hồ sơ, điều kiện sơ tuyển, đánh giá năng lực, năng khiếu…".
Lê Huyền - Lê Văn
相关文章:
相关推荐:
0.3182s , 7587.7734375 kb
Copyright © 2025 Powered by Tuyển sinh đại học 2017: Hơn 2700 thí sinh tuột cơ hội xét tuyển nguyện vọng 1_đá cúp c1,Betway