Nâng cao chất lượng tuyên truyền giáo dục Đóng góp cho “Giải pháp đổi mới công tác giáo dục của Đoàn; tăng cường bảo vệ nền tảng của Đảng; đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái,ềuýkiếntâmhuyếttạicácphiênthảoluậtruc tiép bong đá thù địch trong tình hình mới”, đại biểu Lê Anh Của, Bí thư Xã đoàn An Long, huyện Phú Giáo, cho rằng: “Để nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền giáo dục của Đoàn trong thời gian tới, các cấp bộ Đoàn cần đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị, tư tưởng của Đoàn; đặc biệt là việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW; cần tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng và tập huấn kỹ năng tuyên truyền cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên một cách bài bản, giúp họ có đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ. Song song đó, tổ chức Đoàn cần thực hiện tốt công tác nắm bắt dư luận xã hội trong đoàn viên thanh niên (ĐVTN). Công tác tuyên truyền giáo dục cần có kế hoạch cụ thể theo từng nội dung và từng thời kỳ; phải đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền của Đoàn theo hướng sát hơn, phù hợp hơn với ĐVTN; hình thức tuyên truyền phải đa dạng, phong phú, hấp dẫn theo lứa tuổi…”. Đối với chủ đề “Nâng cao chất lượng công tác tổ chức xây dựng Đoàn, Đoàn tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và các đoàn thể chính trị - xã hội; các mô hình mở rộng mặt trận đoàn kết tập hợp thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương”, không khí thảo luận diễn ra sôi nổi với nhiều cách làm hay tại các địa phương, đơn vị. Bên cạnh đó, nhiều đại biểu nêu ý kiến đóng góp thẳng thắn trong quá trình thực hiện công tác, nhằm góp phần xây dựng tổ chức Đoàn vững mạnh. Đại biểu đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết xây dựng công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi nhiệm kỳ mới Theo đại biểu Lâm Hoàng Thùy Trang, Bí thư Thành đoàn Dĩ An, thời gian qua, bên cạnh những kết quả đạt được trong công tác xây dựng tổ chức Đoàn vững mạnh vẫn còn một số hạn chế nhất định như nguồn nhân lực của cơ quan chuyên trách Đoàn cấp thành phố, cấp phường còn thiếu hụt; chất lượng cán bộ Đoàn kế cận chưa bảo đảm; cán bộ Đoàn biến động thường xuyên dẫn đến không kịp thời trong đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng, nghiệp vụ. Để khắc phục những mặt hạn chế này, thời gian tới, Đoàn cần tiếp tục thực hiện một số giải pháp như tiếp tục rà soát trong hệ thống phát hiện những nhân tố tích cực, xuất sắc, có tố chất, năng khiếu thanh vận để bồi dưỡng tạo nguồn làm cán bộ Đoàn; tham mưu cho cấp ủy đổi mới phương thức tuyển dụng, chú trọng thu hút sinh viên có kết quả xuất sắc về công tác tại các tổ chức Đoàn để bảo đảm về độ tuổi Đoàn. Đồng thời, Đoàn cần tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức, nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác đào tạo, trang bị kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ Đoàn các cấp, đáp ứng được những đòi hỏi về cán bộ và công tác cán bộ trong tình hình mới… Đoàn kết, tập hợp thanh niên công nhân Vấn đề thành lập, phát triển tổ chức Đoàn trong doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước (DNNKVNN) cũng được các đại biểu thảo luận sôi nổi. Theo đại biểu Phạm Thị Ngọc, Phó Bí thư Đoàn khối Cơ quan - Doanh nghiệp tỉnh, thời gian tới cần phải đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội đối với việc phát triển đoàn viên và thành lập tổ chức Đoàn; linh hoạt trong công tác tuyên truyền, giới thiệu, nâng cao nhận thức về tổ chức Đoàn - Hội đến chủ doanh nghiệp và thanh niên công nhân (TNCN), tiến tới đoàn kết, tập hợp TNCN, thành lập tổ chức Đoàn - Hội trong các DNNKVNN; cần phù hợp với từng đối tượng được vận động; thực hiện thường xuyên công tác khảo sát, điều tra, thống kê tình hình ĐVTN trong các DNNKVNN; tăng cường thông tin, đối thoại, tiếp xúc, giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn để tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức Đoàn hoạt động; nâng cao chất lượng các hoạt động của tổ chức Đoàn tại các DNNKVNN; nêu cao vai trò, trách nhiệm của Đoàn Thanh niên trong công tác phát triển đoàn viên, củng cố phát triển Đoàn trong các doanh nghiệp...”. Khơi dậy khát vọng cống hiến Tại trung tâm thảo luận số 2, với chủ đề “Khơi dậy khát vọng cống hiến và phát huy trí tuệ, tinh thần đổi mới, sáng tạo của tuổi trẻ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trẻ trong bối cảnh xây dựng Bình Dương theo định hướng thành đô thị thông minh”, các đại biểu cũng đã đóng góp nhiều ý kiến thiết thực. Theo đó, đại biểu Nguyễn Tuấn Anh, chuyên viên Văn phòng UBND tỉnh, cho biết: “Để xây dựng lực lượng trẻ trong thời đại mới cần phải thành lập nhiều kênh thông tin đào tạo kỹ năng cho thanh niên, đặc biệt là TNCN, nhất là kỹ năng ngoại ngữ, tin học. Bởi, xây dựng đô thị thông minh phải đi đôi với xây dựng công dân thông minh. Song song đó, cần phải nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật, chuẩn bị các kỹ năng về hội nhập cho ĐVTN…”. Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Văn Linh, Bí thư chi đoàn Công ty Kim Thành A (TP.Thuận An), nêu ý kiến để xây dựng đô thị thông minh: “Cần mở thêm các câu lạc bộ ngoại ngữ (Anh, Nhật, Trung); xây dựng các câu lạc bộ kỹ năng về khoa học, công nghệ như các phòng lab, kỹ thuật số để ĐVTN có thể cọ xát thực tế, học hỏi, nâng cao trình độ về ngoại ngữ, hội nhập, khoa học công nghệ, công nghệ số… Sau khi lắng nghe các ý kiến đóng góp, xây dựng từ các đại biểu, chủ trì các trung tâm thảo luận đã trực tiếp trao đổi, làm rõ; đồng thời ghi nhận và tiếp thu các ý kiến để làm chất liệu xây dựng công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi nhiệm kỳ mới ngày càng thiết thực; góp phần giáo dục, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của thanh thiếu nhi trong tỉnh, góp phần xây dựng Bình Dương phát triển, phồn vinh, bền vững… “Thời gian qua, bên cạnh những kết quả đạt được trong công tác xây dựng tổ chức Đoàn vững mạnh vẫn còn một số hạn chế nhất định như nguồn nhân lực của cơ quan chuyên trách Đoàn cấp thành phố, cấp phường còn thiếu hụt; chất lượng cán bộ Đoàn kế cận chưa bảo đảm; cán bộ Đoàn biến động thường xuyên dẫn đến không kịp thời trong đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng, nghiệp vụ”. |