Trả lời phỏng vấn với đài CBS News trong tuần này,àlãnhđạoUkrainethayđổiđiềukiệnhòađàmđểchấmdứtxungđộtvớiNga kqbd iran ông Zelensky cho hay việc quay trở lại biên giới năm 1991 của Ukraine hiện không còn là điều kiện tiên quyết để tổ chức các cuộc đàm phán hòa bình với Nga.
Ông cho rằng, không cần thiết phải giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ “chỉ bằng biện pháp quân sự”, và các lực lượng Ukraine ít nhất nên khôi phục nguyên trạng năm 2022.
“Chúng tôi sẽ không phải giải phóng toàn bộ lãnh thổ quốc gia bằng biện pháp quân sự. Tôi chắc chắn khi Nga mất đi những gì đã kiểm soát kể từ năm 2022, họ sẽ hoàn toàn mất niềm tin”, ông Zelensky nói.
Hiện tại, nhà lãnh đạo Ukraine vẫn tiếp tục thúc đẩy “công thức hòa bình” 10 điểm của cá nhân bao gồm yêu cầu Nga rút toàn bộ binh sĩ và khôi phục biên giới năm 1991 của Ukraine bao gồm bán đảo Crưm, cũng như buộc Moscow phải trả tiền bồi thường, cùng nhiều điều kiện khác. Song Điện Kremlin xem các điều kiện của Kiev là vô lý.
Vào năm 2022, Tổng thống Zelensky còn ban bố lệnh cấm đàm phán với giới lãnh đạo Moscow, sau khi 4 khu vực thuộc Ukraine là Zaporizhzhia, Kherson, Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Lugansk tự xưng sáp nhập vào lãnh thổ Liên bang Nga.
Trong khi đó, Điện Kremlin nhấn mạnh vẫn sẵn sàng tổ chức các cuộc đàm phán có ý nghĩa, và đổ lỗi cho việc thiếu đột phá ngoại giao là do chính quyền Ukraine từ chối chấp nhận “thực tế lãnh thổ mới”.
Hôm 29/3, Ngoại trưởng Ukraine Dmitry Kuleba cho rằng Kiev có thể đàm phán ngoại giao với Moscow sau hội nghị thượng đỉnh hòa bình do Thụy Sĩ đăng cai, dù ngày tổ chức sự kiện vẫn chưa được công bố. Tuy nhiên, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nói Kiev đang tự mâu thuẫn với chính mình, và Moscow sẽ không chấp nhận bộ quy tắc "do người khác áp đặt".
Điều gì xảy ra khi Nga tấn công binh sĩ NATO ở Ukraine?
Điều 5 của NATO quy định chính sách phản ứng quân sự tập thể sẽ không được kích hoạt, nếu bất kỳ quốc gia thành viên nào triển khai binh sĩ tới Ukraine và bị Nga tấn công.