Tháng Thanh niên: Những 'số liệu vàng' về thanh niên Việt Nam_kèo bóng đá hôm nay trực tiếp
Thanh niên Việt Nam trong "Ngày hội toàn dân." (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
TheángThanhniênNhữngsốliệuvàngvềthanhniênViệkèo bóng đá hôm nay trực tiếpo số liệu mới nhất của Ủy ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam, hiện nay nước ta có hơn 22,1 triệu người trong độ tuổi thanh niên, chiếm khoảng 22,5% dân số cả nước và gần 36% lực lượng lao động; gần 60% thanh niên sống ở nông thôn; 98,7% người trong độ tuổi lao động có việc làm.
Thanh niên là cụm từ để chỉ những con người trẻ tuổi và đầy nhiệt huyết trong xã hội, theo Luật Thanh niên Việt Nam năm 2020, đó là những người từ đủ 16 đến 30 tuổi. Sự phát triển của thanh niên phản ánh hiện trạng và tương lai phát triển con người của mỗi quốc gia.
Lao động trẻ trong cơ cấu dân cư
Theo Hiến pháp năm 2013 và Luật Thanh niên năm 2020, những ngươi trẻ tuổi được Nhà nước, gia đình và xã hội tạo điều kiện học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, bồi dưỡng đạo đức, truyền thống dân tộc, ý thức công dân; đi đầu trong công cuộc lao động sáng tạo và bảo vệ Tổ quốc. Việc quy định như vậy cho thấy Nhà nước ta rất coi trọng vai trò xung kích, đi đầu của thanh niên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Phải nắm được những con số cụ thể về cơ cấu dân số cũng như chỉ số phát triển thanh niên (Young Development Index - YDI) thì mới đánh giá chính xác về thực trạng thực hiện các quyền dành cho thanh niên, khả năng tiếp cận của thanh niên với các quyền được pháp luật quy định cũng như hiệu quả các chương trình, chính sách nhằm thực thi các quyền của thanh niên.
Thanh niên là nhóm dân số đặc thù, có mặt trong tất cả các nhóm dân tộc, giai cấp, các thành phần xã hội và địa bàn trong cả nước.
Theo cách quản lý và phân loại đối tượng thanh niên của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, những người trẻ tuổi ở Việt Nam được chia thành các nhóm: thanh niên nông thôn, thanh niên công nhân, thanh niên công chức và viên chức, thanh niên đô thị, thanh niên học sinh và sinh viên, thanh niên trong các lực lượng vũ trang.
Các nhóm thanh niên đặc thù bao gồm: thanh niên dân tộc thiểu số, thanh niên có đạo, thanh niên đang học tập, lao động ở nước ngoài; các nhóm thanh niên yếu thế bao gồm: thanh niên bị nhiễm HIV/AIDS, thanh niên khuyết tật, thanh niên sau cai nghiện và sau cải tạo trở về tái hòa nhập với cộng đồng.
Theo Tổng cục Thống kê, đến ngày 31/12/2021, dân số Việt Nam là hơn 98,51 triệu người, tăng 922,7 nghìn người, tương đương 0,95%, so với năm 2020. Trong đó, dân số thành thị chiếm 37,1%; dân số nông thôn là 62,9%; nam giới: 49,8%; nữ là 50,2%.
Chất lượng dân số được cải thiện, mức sinh giảm và duy trì mức sinh thay thế từ năm 2005 trở lại đây. Bên cạnh đó, tỷ lệ tử vong vẫn duy trì ở mức thấp, tuổi thọ trung bình ngày càng tăng.
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước trong quý IV/2021 ước tính là 50,7 triệu người, tăng 1,7 triệu người so với quý trước. Tính chung năm 2021, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 50,5 triệu người.
Lao động 15 tuổi trở lên có việc làm trong quý IV/2021 ước tính là 49,1 triệu người. Tính chung cả năm 2021, lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc là 49 triệu người, bao gồm 14,2 triệu người đang làm việc ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản; khu vực công nghiệp và xây dựng là 16,2 triệu người; khu vực dịch vụ là 18,6 triệu người.
Việt Nam đang trong giai đoạn "dân số vàng" với đội ngũ lao động đông đảo, tiếp thu nhanh chóng các tiến bộ phát triển của thế giới, tuy nhiên tốc độ già hóa dân số tăng và dân số trong độ tuổi thanh niên đang có xu hướng giảm dần qua từng năm mang đến những áp lực không nhỏ cho kinh tế-xã hội.
Do đó, nước ta cần có những biện pháp nhằm kéo dài và phát huy lợi thế thời kỳ "dân số vàng" trong đó, trọng tâm là phát triển dân số độ tuổi thanh niên; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giải quyết việc làm.
Đặc điểm nổi bật của dân số trong giai đoạn cơ cấu "dân số vàng" là tỷ lệ dân số trong độ tuổi có khả năng lao động (15-64 tuổi) rất cao, dao động từ 66% đến 70%. Trong đó, dân số trong độ tuổi dưới 34 tuổi sẽ thuận lợi cho việc tiếp thu khoa học, kỹ thuật và linh hoạt trong chuyển đổi nghề. Đây là dư địa lớn của "dân số vàng" dành cho tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, lao động đông và tăng nhanh cũng tạo ra thách thức về nâng cao chất lượng lao động, việc làm và việc làm có thu nhập cao.
Lực lượng đoàn viên, thanh niên ra quân làm sạch bờ biển thành phố Quy Nhơn. (Ảnh: Nguyên Linh/TTXVN)
Cơ hội cơ cấu "dân số vàng" chỉ xuất hiện một lần và nếu không được khai thác thì sẽ rất lãng phí. Trong bối cảnh của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư thì cần thay đổi một cách toàn diện chất lượng nguồn nhân lực.
Những công việc nặng nhọc, tốn sức được chuyển dần cho máy móc đảm nhận; người lao động muốn tham gia thị trường phải chuyên nghiệp, có tay nghề cao, thậm chí có khả năng sử dụng, điều khiển máy móc.
Chính vì vậy, Nhà nước cần có chính sách định hướng phát triển nguồn nhân lực trẻ, đặc biệt là nguồn nhân lực khoa học-kỹ thuật với chất lượng cao. Nhà nước cần có quy hoạch phát triển đa dạng các ngành nghề phù hợp với điều kiện của Việt Nam, cũng như xuất khẩu lao động ra nước ngoài nhằm tạo việc làm cho người lao động.
Chỉ số YDI của thanh niên Việt Nam
Thông tư 11/2018/TT-BNV ngày 14/9/2018 của Bộ Nội vụ quy định: Chỉ số phát triển thanh niên (YDI) là chỉ số tổng hợp từ bốn lĩnh vực chính: Lĩnh vực giáo dục (tỷ lệ thanh niên đi học từ cấp trung học phổ thông trở lên; tỷ lệ thanh niên tốt nghiệp đại học trở lên; tỷ lệ thanh niên sử dụng internet). Lĩnh vực sức khỏe (tỷ lệ thanh niên nhiễm HIV; tỷ lệ thanh niên sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh; tỷ lệ thanh niên sử dụng nhà vệ sinh hợp vệ sinh)...
Lĩnh vực việc làm và cơ hội (tỷ lệ thanh niên thất nghiệp; tỷ lệ sinh con vị thành niên; tỷ lệ thanh niên có tài khoản tại tổ chức tài chính). Lĩnh vực sự tham gia của thanh niên vào xã hội (tồn tại chương trình, chính sách dành cho thanh niên; tỷ lệ thanh niên có tham gia hoạt động tình nguyện)...
Theo đề tài nghiên cứu của Thạc sỹ Tô Thúy Hạnh (Vụ Thống kê Xã hội và Môi trường thuộc Tổng cục Thống kê-Bộ Kế hoạch và Đầu tư), lĩnh vực tiếp cận cơ hội của thanh niên Việt Nam đạt điểm cao nhất so với các lĩnh vực khác, trung bình trên 0,9 điểm (điểm tối đa là 1).
Lĩnh vực việc làm cũng có điểm trung bình xấp xỉ 0,9 điểm, tỷ lệ thất nghiệp thanh niên được kiểm soát trong phạm vi 7-8%.
Điều kiện sống có điểm trung bình dao động xung quanh ngưỡng 0,8 điểm, do hưởng lợi từ các chương trình nước sạch và vệ sinh mà tỷ lệ thanh niên sống trong hộ gia đình có nước sạch ở Việt Nam đạt mức trên 90%.
Bên cạnh đó các chính sách phổ cập, hỗ trợ bảo hiểm y tế tạo ra hiệu quả tích cực với 75% thanh niên có bảo hiểm y tế, đồng thời điểm lĩnh vực y tế dao động từ 0,7 đến 0,8 điểm.
Công nghệ thông tin có những thành tựu nhất định tuy nhiên, tỷ lệ thanh niên sử dụng internet chưa thực sự cao. Điểm trung bình lĩnh vực tiếp cận công nghệ xấp xỉ 0,6 điểm.
Lĩnh vực giáo dục đạt từ 0,5 điểm đến dưới 0,6 điểm theo các tiêu chí như tỷ lệ đi học đúng tuổi ở cấp trung học cơ sở, tỷ lệ người có bằng trung học cơ sở trở lên. Việt Nam đã hoàn thành phổ cập tiểu học và tiến tới phổ cập trung học cơ sở.
Điểm đạt được trong các lĩnh vực cho thấy chỉ số phát triển thanh niên từ năm 2014 đến năm 2017 rất khả quan. Vào năm 2014 chỉ số YDI của Việt Nam đạt 0,72 điểm, sau 3 năm, YDI tăng thêm 0,04 điểm và đạt 0,76 điểm vào năm 2017.
YDI phản ánh tương đối chính xác thực trạng phát triển thanh niên ở 6 vùng kinh tế ở Việt Nam. Thanh niên sống ở Đồng bằng sông Hồng có sự phát triển toàn diện hơn so với Đông Nam Bộ, mặc dù thu nhập bình quân của Đông Nam Bộ có thể cao hơn vùng Đồng bằng sông Hồng. Những người trẻ tuổi ở Tây Nguyên hiện là nhóm thanh niên có chỉ số phát triển thấp nhất trong cả nước.
Đồng bằng sông Hồng là khu vực phát triển nhất trong 6 vùng kinh tế với YDI năm 2014 là 0,78 điểm, đến năm 2017 tăng lên 0,83 điểm. Thanh niên Đồng bằng sông Hồng có tỷ lệ kết hôn sớm và sinh con sớm trước 18 tuổi rất thấp, do vậy điểm số ở lĩnh vực tiếp cận cơ hội của vùng cao nhất trong cả nước. Lĩnh vực giáo dục ở khu vực Đồng bằng sông Hồng phát triển hơn các khu vực còn lại, tuy nhiên điểm của lĩnh vực giáo dục vẫn chưa đến 0,7 điểm.
Đông Nam Bộ với YDI đạt 0,8 điểm, có mức sống tương đương hoặc cao hơn Đồng bằng sông Hồng. Lĩnh vực giáo dục của vùng năm 2017 đạt 0,58 điểm, thấp hơn Đồng bằng sông Hồng. Điểm của lĩnh vực điều kiện sống đạt gần mức 1, có thể thấy các điều kiện nhà ở, nước sạch và vệ sinh của vùng Đông Nam Bộ đều ở mức phát triển cao.
Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung luôn đứng vị trí giữa trong 6 vùng kinh tế với YDI đạt 0,76 điểm, lĩnh vực giáo dục có điểm số thấp nhất trong sáu lĩnh vực - trung bình 0,6 điểm. Điểm lĩnh vực y tế và tiếp cận công nghệ thông tin xấp xỉ nhau. Đánh giá sự phát triển giáo dục của thanh niên vùng cho thấy trình độ ở đây khá thấp, năm 2014 là 0,54 điểm và đến năm 2017 vẫn dưới 0,6 điểm.
Vùng Trung du và miền núi phía Bắc tập trung đông người dân tộc thiểu số, điều kiện khó khăn và mức sống thấp. YDI của vùng năm 2017 đạt 0,73 điểm, điểm số ở các lĩnh vực của vùng thấp hơn so với vùng phát triển, tuy nhiên ở lĩnh vực việc làm và tiếp cận cơ hội điểm số khá cao.
Đoàn viên, thanh niên phường Lương Khánh Thiện (Hà Nam) hỗ trợ lực lượng chức năng tại điểm tiêm vaccine trường THCS Lương Khánh Thiện. (Ảnh: Đại Nghĩa/TTXVN)
Tại vùng Trung du miền núi phía Bắc có tình trạng tảo hôn nhưng tỷ lệ tảo hôn và sinh con sớm không quá cao để làm ảnh hưởng đến điểm chung của lĩnh vực. Điểm số ở lĩnh vực điều kiện sống, tiếp cận công nghệ thông tin đều thấp hơn lĩnh vực y tế. Đây là điểm khác biệt giữa vùng Trung du miền núi phía Bắc và các vùng khác.
Tây Nguyên với YDI đạt 0,71 điểm, tương tự Trung du miền núi phía Bắc, phát triển thấp cả về y tế và giáo dục, bên cạnh đó việc tiếp cận công nghệ thông tin còn hạn chế với điểm lĩnh vực tương đương giáo dục, thấp hơn y tế. Đây là điểm khác biệt lớn giữa vùng Tây Nguyên và đồng bằng sông Hồng hay Đông Nam Bộ. Các điều kiện sống của thanh niên vùng Tây Nguyên không cao, dưới 0,8 điểm.
Điểm về lĩnh vực giáo dục của Đồng bằng sông Cửu Long rất thấp, chỉ 0,48 điểm, lĩnh vực thứ hai cũng kém phát triển là tiếp cận công nghệ thông tin.
So với mặt bằng chung trên thế giới, Việt Nam thuộc nhóm quốc gia có chỉ số phát triển thanh niên tương đối cao. Theo báo cáo về chỉ số phát triển thanh niên 2016 ở 183 quốc gia thì nước ta đạt mức YDI khá, dao động từ 0,6 đến 0,672 điểm. Australia và Anh là hai quốc gia đứng đầu thế giới về phát triển thanh niên.
Vào năm 2018 cộng đồng ASEAN đã xây dựng và báo cáo chỉ số phát triển thanh niên của các nước trong khu vực. Theo đó, Việt Nam đứng thứ tư về mức độ phát triển thanh niên (với giá trị YDI đạt 0,667 điểm). Mỗi quốc gia, mỗi cộng đồng đưa ra những tiêu chí, khung nguyên tắc khác nhau và từ đó YDI được xây dựng theo những đặc trưng phản ánh sự phát triển thanh niên tại quốc gia, cộng đồng đó.
Những chỉ tiêu của tương lai
Quyết định số 1331/QĐ-TTg ngày 24/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2021-2030 về mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo nghề và tạo việc làm bền vững cho thanh niên; phát triển nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao.
Hằng năm có 100% học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp được giáo dục hướng nghiệp, trang bị kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp trước khi tốt nghiệp; 100% sinh viên các trường đại học, cao đẳng được trang bị kiến thức về hội nhập quốc tế và chuyển đổi số.
Hằng năm, đạt 30% số ý tưởng, dự án khởi nghiệp của thanh niên là học sinh, sinh viên được kết nối với các doanh nghiệp, quỹ đầu tư mạo hiểm hoặc được hỗ trợ đầu tư từ nguồn kinh phí phù hợp; đến năm 2030, phấn đấu có 80% thanh niên được tư vấn hướng nghiệp và việc làm; 60% thanh niên được đào tạo nghề gắn với tạo việc làm, ưu tiên việc làm tại chỗ. Hằng năm, có ít nhất 700.000 thanh niên được giải quyết việc làm; đến năm 2030, tỷ lệ thanh niên thất nghiệp ở đô thị dưới 7%; tỷ lệ thanh niên thiếu việc làm ở nông thôn dưới 6% và đến năm 2030.
Có ít nhất 70% thanh niên là người khuyết tật, người nhiễm HIV, người sử dụng ma túy, thanh niên là nạn nhân của tội phạm buôn bán người, thanh niên vi phạm pháp luật được bồi dưỡng kỹ năng sống, lao động và hòa nhập cộng đồng.
Phấn đấu tạo việc làm ổn định cho trên 50% thanh niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn; 20% thanh niên là người khuyết tật, người nhiễm HIV, người sau cai nghiện, sau cải tạo, thanh niên là người Việt Nam không có quốc tịch.
Mới đây, ngày 24/3/2022, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì phiên họp toàn thể của Ủy ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam lần thứ nhất sau khi được kiện toàn.
Thông tin được đưa ra tại phiên họp cho biết: Trong năm 2022, Ủy ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam tập trung triển khai 4 nhiệm vụ trọng tâm: phối hợp nghiên cứu, đề xuất xây dựng cơ chế, chính sách về thanh niên và công tác thanh niên; tổ chức diễn đàn, đối thoại chính sách thanh niên; phối hợp đôn đốc các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện Luật Thanh niên năm 2020, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thanh niên năm 2020, Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2021-2030; tổ chức rà soát, điều tra, đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi và một số lĩnh vực khác; tổ chức hoạt động đối ngoại nhà nước về thanh niên.
Ủy ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam đề xuất với Quốc hội và các Ủy ban của Quốc hội tăng cường giám sát việc thực hiện Luật Thanh niên 2020, chính sách về thanh niên, nhất là các giải pháp ứng phó với đại dịch COVID-19 tác động đến thanh niên; xem xét đưa nội dung "Chỉ số phát triển thanh niên (YDI)" vào Luật Sửa đổi, bổ sung phụ lục - danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê làm cơ sở thu thập, xây dựng dữ liệu phục vụ cho hoạch định chính sách đối với thanh niên.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu trong giai đoạn sắp tới các chương trình, kế hoạch về công tác của thanh niên cần quán triệt tinh thần, yêu cầu phát triển nhanh hơn, bền vững hơn của đất nước; đồng thời chú trọng kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống.
Trung ương Đoàn, Ủy ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam cần có thêm nhiều chương trình, hành động cụ thể, đi đầu trong ứng dụng công nghệ, phối hợp chặt chẽ với chính quyền, các bộ, ngành nhằm đưa công tác phong trào ngày càng thực chất, triển khai mạnh mẽ, hiệu quả các hoạt động hợp tác quốc tế./.
Theo TTXVN