"Siết" tín dụng và trái phiếu,àPhươngHằngvàĐạiNamdùnglôđấtđểgánnợtuýtcòikhuđôthịtỷlịch đá bóng. nhiều dự án bất động sản tại TP.HCM dừng xây dựng
Việc kiểm soát chặt tín dụng và phát hành trái phiếu ảnh hưởng đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp, nhiều dự án phải xây dựng dở dang phải dừng lại.
Theo báo cáo của UBND TP.HCM về nhà ở và thị trường bất động sản quý III/2022, thị trường bất động sản Thành phố trong quý vừa qua phát triển nhưng chưa ổn định, cần có điều chỉnh để giải quyết sự lệch pha cung – cầu, do hiện đang có xu thế lệch về phân khúc bất động sản cao cấp.
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho rằng nguồn cung giảm rõ rệt do các quy định pháp luật về đầu tư, nhà ở, đất đai, quy hoạch đô thị chưa có sự thống nhất trong quá trình chuyển tiếp và ban hành.
Nhiều dự án đang trong quá trình điều tra, thanh - kiểm tra, kiểm toán, rà soát lại thủ tục pháp lý, quy hoạch, nghĩa vụ tài chính… điều này dẫn đến tình trạng chậm giải quyết của một số cơ quan quản lý, từ đó khan hiếm nguồn cung dự án nhà ở đủ điều kiện pháp lý. (Xem thêm)
Hơn 20.000 tỷ đồng trái phiếu bất động sản đáo hạn vào 3 tháng cuối năm 2022
Theo báo cáo mới đây của Công ty chứng khoán VnDirect, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đáo hạn trong quý IV này đạt mức 58.840 tỷ đồng, tăng 87,7% so với cùng kỳ.
Thống kê cho thấy, bất động sản tiếp tục là nhóm ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất với 34,1% tổng giá trị đáo hạn trái phiếu riêng lẻ trong quý, tương đương 20.071 tỷ đồng (tăng 65,2% so với cùng kỳ).
Doanh nghiệp bất động sản có giá trị đáo hạn cao nhất trong quý IV như Công ty CP Bách Hưng Vương gần 3.000 tỷ đồng.
Giới chuyên gia nhận định, khối lượng trái phiếu bất động sản đáo hạn trong 3 năm 2022 - 2024 là con số rất lớn. Dữ liệu FiinGroup và Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) cho thấy giá trị đáo hạn của trái phiếu bất động sản vào cuối năm 2022 sẽ đạt khoảng 37.000 tỷ đồng, trong đó doanh nghiệp chưa niêm yết chiếm phần lớn (84% tổng giá trị).
Chưa kể, áp lực trả nợ tiếp tục gia tăng mạnh trong giai đoạn 2023 - 2024, do đó việc đảm bảo nguồn vốn đảo nợ sẽ trở thành vấn đề cấp thiết. (Xem thêm)
Hà Nội điều chỉnh quy hoạch khu đất xây bệnh viện cạnh bến xe Mỹ Đình
UBND TP Hà Nội vừa phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết xây dựng cải tạo, chỉnh trang hai bên tuyến đường Phạm Hùng (đoạn từ đường Xuân Thuỷ đến đường Trần Duy Hưng).
Trong đó, ô đất được điều chỉnh quy hoạch có ký hiệu N6.2 (khu đất dự án bệnh viện đa khoa tư nhân Y Cao) thuộc địa phận phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm.
Sau khi điều chỉnh, tổng diện tích ô đất không đổi. Mật độ xây dựng khu đất tăng lên 40%, diện tích xây dựng tầng nổi 10.440 m2, hệ số sử dụng đất khoảng 3,7 lần, tổng diện tích sàn 88.043 m2, tổng diện tích sàn tầng hầm 36.909 m2, tầng cao công trình nổi gồm 2 khối nhà cao 9 và 17 tầng. Ngoài ra bổ sung 7.856 m2 cây xanh, vườn hoa, quy mô giường bệnh được giữ nguyên 300 giường.
Thời gian qua, trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cũng quyết định nhiều điều chỉnh quy hoạch nhiều ô đất như nâng tầng cho công trình hay thêm căn hộ vào ô đất công cộng, văn phòng…. (Xem thêm)
Bà Phương Hằng và Đại Nam thế chấp hơn 2.000 lô đất để gán nợ cho OCB
Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) đã nhận hơn 2.000 lô đất tại Khu dân cư Đại Nam ở Bình Phước và Bình Dương để thay thế nghĩa vụ trả nợ của bà Nguyễn Phương Hằng và một số doanh nghiệp có liên quan.
Cụ thể, ngày 6/5/2022, HĐQT OCB đã ban hành nghị quyết số 36 về việc nhận tài sản bảo đảm là 963 lô đất thuộc Khu dân cư Đại Nam (xã Minh Hưng, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước) để thay thế nghĩa vụ trả nợ của khách hàng Công ty TNHH Hoàng Gia Tân Định, Công ty TNHH TV&XD Đại Nam, bà Nguyễn Phương Hằng tại OCB Bình Dương nêu tại tờ trình số 281/2022/TT-TGĐ ngày 29/4/2022 của Tổng Giám đốc.
Cùng ngày, HĐQT OCB có nghị quyết số 37 về việc nhận tài sản bảo đảm là 1.104 lô đất thuộc Khu dân cư Đại Nam (phường Phú Tân, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương để thay thế nghĩa vụ trả nợ của khách hàng Công ty Đại Nam, Công ty TNHH Hoàng Gia Tân Định, Công ty CP Glove Đại Nam, Công ty CP Glove Hằng Hữu, Công ty TNHH TV&XD Đại Nam, bà Nguyễn Phương Hằng tại OCB Bình Dương nêu tại tờ trình số 282/2022/TT-TGĐ ngày 29/4/2022 của Tổng Giám đốc.
Được biết, đây đều là những doanh nghiệp có liên quan đến vợ chồng bà Nguyễn Phương Hằng. (Xem thêm)
TP.HCM xin thí điểm nhiều cơ chế trong lĩnh vực đất đai
Làm việc với Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT), UBND TP.HCM đã đề xuất được thí điểm 10 nội dung và phân cấp 1 nội dung trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn Thành phố.
Cụ thể, thí điểm cho TP.HCM xây dựng và ban hành hệ số điều chỉnh giá đất phù hợp với tình hình thực tiễn của Thành phố, trình Hội đồng nhân dân Thành phố thông qua; trên cơ sở đó Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành hệ số điều chỉnh giá đất tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với tất cả các khu đất, thửa đất (không phân biệt giá trị tính theo bảng giá đất).
Thí điểm cho áp dụng việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất cùng mục đích sử dụng thì bồi thường bằng đất có mục đích sử dụng khác với loại đất thu hồi theo tỷ lệ phần trăm. Giao UBND Thành phố Hồ Chí Minh tổng kết thực tiễn và quyết định tỷ lệ phần trăm này phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
Thí điểm cho Thành phố được tách riêng việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng thành dự án đầu tư công độc lập đối với các dự án nhóm B trên địa bàn TP.HCM.... (Xem thêm)
Thanh Hóa dừng dự án khu đô thị 1.200 tỷ để truy trách nhiệm người tham mưu
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có văn bản tạm dừng dự án khu đô thị mới phía Đông đường vành đai phía Tây (TP Thanh Hóa) để truy trách nhiệm tập thể, cá nhân tham mưu không đúng quy hoạch.
Trước đó, đầu năm 2022, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành quyết định về việc chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khu đô thị mới phía Đông đường vành đai phía Tây, phường Đông Lĩnh, TP Thanh Hóa.
Khu đô thị có quy mô khoảng 19,66ha. Dự kiến tổng chi phí thực hiện dự án khoảng 1.213 tỷ đồng. Trong đó, chi phí thực hiện dự án là 1.168 tỷ đồng, chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng là 45 tỷ đồng.
Dự kiến, dự án sẽ được khởi công vào quý III/2023 và đưa vào sử dụng, bàn giao trong quý I/2027.
Dự án trên sẽ lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức đấu thầu. (Xem thêm)
Bình Dương thanh tra các dự án nhà ở bị khách hàng khiếu nại
Thanh tra tỉnh Bình Dương cho biết, đơn vị này vừa công bố quyết định thanh tra về tình hình thực hiện các dự án khu nhà ở thương mại liên quan đến việc khiếu nại phức tạp, đông người trên địa bàn tỉnh.
Ngoài Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Bình Dương, hai doanh nghiệp có dự án bị thanh tra là Công ty CP Đầu tư thương mại Á Châu (Công ty Á Châu) và Công ty TNHH Xây dựng dịch vụ thương mại đầu tư bất động sản Tường Phong (Công ty Tường Phong).
Đây là cuộc thanh tra đột xuất do UBND tỉnh Bình Dương chỉ đạo. Qua thanh tra, đoàn thanh tra sẽ đánh giá tình hình chấp hành quy định pháp luật của các đơn vị cũng như vướng mắc, bất cập trong lĩnh vực đất đai và phát hiện các sai phạm nếu có để xử lý kịp thời. (Xem thêm)
Hà Tĩnh giải trình việc chuyển 33ha đất trồng lúa làm khu đô thị gần 800 tỷ
UBND tỉnh Hà Tĩnh có văn bản gửi Bộ TN-MT, Tổng cục Quản lý đất đai giải trình việc chuyển đổi mục đích sử dụng 33,06ha đất trồng lúa sang thực hiện Dự án Khu đô thị mới 2 bên đường Ngô Quyền, xã Thạch Trung (TP Hà Tĩnh) do Công ty CP Kosy là nhà đầu tư.
Giải trình về sự phù hợp của diện tích đất trồng lúa so với quỹ đất trồng lúa 2 vụ/chuyên trồng lúa phải quản lý nghiêm ngặt tại địa phương, UBND tỉnh Hà Tĩnh cho rằng, trước tình hình thực trạng quá trình đô thị hoá đang diễn ra nhanh chóng của địa phương thì việc giảm đáng kể diện tích đất nông nghiệp trong đó có diện tích đất trồng lúa là điều tất yếu khách quan.
Liên quan đến dự án này, tháng 4/2022, UBND tỉnh Hà Tĩnh có quyết định chấp thuận Công ty CP Kosy là nhà đầu tư thực hiện dự án Khu đô thị hai bên đường Ngô Quyền với quy mô 42,79ha. Tổng mức đầu tư 796,176 tỷ đồng.
Theo tìm hiểu của PV VietNamNet, trước đó, vào tháng 10/2020, dự án được UBND tỉnh Hà Tĩnh chấp thuận chủ trương đầu tư với hình thức lựa chọn nhà đầu tư là đấu thầu. (Xem thêm)
Phớt lờ chỉ đạo của tỉnh, nhiều ‘biệt phủ’ trên đất nông nghiệp vẫn chưa tháo dỡ
Theo phản ánh của người dân phường Phú Sơn (thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hoá) tại khu xứ Đầm của phường đang có 3 trang trại rộng hàng nghìn m2 xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp. Điều đáng nói, các trang trại này đã tồn tại nhiều năm nay và xây dựng bề thế như những khu “biệt phủ” nhưng chưa bị xử lý.
Trao đổi với PV VietNamNet, ông Nguyễn Xuân Lâm, Chủ tịch UBND phường Phú Sơn thừa nhận, trên địa bàn phường có 3 khu trang trại xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp của hộ gia đình gồm: nhà bà Hứa Thị Gấm, Phạm Thị Thành và Phạm Thị Hoài Thanh. Tuy nhiên, theo ông Lâm sự việc này đã tồn tại từ nhiều năm trước.
Ông Dương Văn Đông, Trưởng phòng TN-MT thị xã Bỉm Sơn cho biết, khu vực trang trại nói trên ở phường Phú Sơn nằm trong danh sách công trình phải tháo dỡ. UBND thị xã cũng đã có văn bản chỉ đạo xã, phường tháo dỡ những công trình vi phạm sau năm 2014. Hiện nay, các công trình nêu trên chưa tháo dỡ thì trách nhiệm thuộc về xã, phường. (Xem thêm)
20 chung cư ở TP.HCM chưa nghiệm thu PCCC đã đưa vào sử dụng
Theo Đại tá Nguyễn Thanh Hưởng – Phó Giám đốc Công an TP.HCM, hiện trên địa bàn Thành phố có 267 cơ sở, công trình vi phạm về PCCC trong đầu tư xây dựng. Trong đó, có 20 chung cư chưa được nghiệm thu một phần hoặc tổng thể nhưng đã đưa vào hoạt động.
Các vi phạm chủ yếu là chủ đầu tư chuyển đổi công năng; xây dựng không phép, xây dựng sai phép; hồ sơ pháp lý về xây dựng không đầy đủ.
Hầu hết các vi phạm liên quan đến đầu tư xây dựng thường khó xử lý, thời gian xử lý và khắc phục kéo dài. Đặc biệt, việc xử lý các chung cư thường ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh trật tự.
Theo Phó Giám đốc Công an TP.HCM, mức xử phạt 80 triệu đồng đối với hành vi không chấp hành quyết định đình chỉ hoạt động là quá thấp, chưa tương xứng với hành vi vi phạm. (Xem thêm)
Loạt bất động sản FLC nằm ở ngân hàng, số phận xe Rolls - Royce của ông Trịnh Văn Quyết
Theo báo cáo quản trị 6 tháng đầu năm 2022 của Ngân hàng OCB, hàng loạt tài sản đảm bảo thuộc các dự án FLC được dùng để thay thế nghĩa vụ trả nợ cho các công ty có liên quan.
Mới đây, OCB vừa thông báo về việc lựa chọn tổ chức bán đấu giá tài sản là xe ô tô nhãn hiệu Rolls-Royce của Công ty FLC Land.
Theo đó, tài sản OCB cần bán đấu giá là 1 xe ô tô con nhãn hiệu Rolls-Royce loại Phantom 4 chỗ ngồi, màu đỏ, số máy là 41183N73B68A. Xe có biển số 30E-133.88 cấp ngày 13/06/2018, đăng ký lần đầu ngày 5/12/2015.
OCB đưa ra mức giá khởi điểm cho chiếc siêu xe này là hơn 28 tỷ đồng.
Được biết, đây cũng là chiếc siêu xe của ông Trịnh Văn Quyết, cựu Chủ tịch HĐQT FLC.
Trước đó ngày 8/9, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quy Nhơn cũng thu giữ tài sản bảo đảm là ô tô con 5 chỗ hiệu Rolls-Royce của Công ty CP Xây dựng FLC Faros (ROS) để xử lý nợ. (Xem thêm)
Thuận Phong
Bà Phương Hằng và Đại Nam thế chấp hơn 2.000 lô đất để gán nợ cho OCBOCB đã nhận hơn 2.000 lô đất tại Khu dân cư Đại Nam ở Bình Phước và Bình Dương để thay thế nghĩa vụ trả nợ của bà Nguyễn Phương Hằng và một số doanh nghiệp có liên quan.