Trải nghiệm học tập “đặc sản” ở ĐH FPT Học kỳ doanh nghiệp - On the job training (OJT) là trải nghiệm học tập “đặc sản” của sinh viên ĐH FPT. Khi bắt đầu bước vào năm thứ 3,ựctậptạidoanhnghiệquả bóng đá hạng 2 đức sinh viên ĐH FPT được chuẩn bị tinh thần, kiến thức và kỹ năng để bước vào kỳ thực tập doanh nghiệp. Sinh viên ĐH FPT có cơ hội tham gia nhiều talkshow, workshop giải đáp băn khoăn xung quanh học kỳ doanh nghiệp, học cách hòa nhập, thể hiện năng lực bản thân. Bên cạnh đó, những chuyến tham quan thực tế doanh nghiệp vừa giúp sinh viên trực tiếp trải nghiệm môi trường làm việc, vừa trở thành cầu nối gắn kết sinh viên với các công ty đang có nhu cầu tuyển dụng nhân sự, mở ra cơ hội thực tập và làm việc. Ngoài ra, sinh viên ĐH FPT còn được hướng dẫn chi tiết từng kỹ năng nhỏ như viết CV ấn tượng, phỏng vấn với nhà tuyển dụng, thuyết trình, làm việc nhóm… để tự tin bước vào học kỳ doanh nghiệp.
Nhiều sinh viên ĐH FPT chọn thực tập trong nước, số khác lại ra nước ngoài. Dù ở đâu, học kỳ doanh nghiệp cũng mở ra một môi trường mới, để sinh viên ĐH FPT học cách thích nghi. Trong thời gian 1 học kỳ, các sinh viên sẽ làm việc tại doanh nghiệp như những nhân viên chính thức và có thể được trả lương. Không có cảnh “pha trà, rót nước”, sinh viên ĐH FPT có cơ hội tham gia các dự án thật, chia sẻ kỹ năng làm việc từ đàn anh, đàn chị, trải nghiệm những khía cạnh “rất đời” công sở: làm việc nhóm, áp lực tiến độ và hiệu quả, kế hoạch, báo cáo, những chuyến công tác… OJT ở ĐH FPT là một trong số ít các chương trình hướng đến cung cấp trải nghiệm thực tế, bồi đắp kỹ năng, chuyên môn cho sinh viên theo nhu cầu doanh nghiệp và xã hội. Bởi thế, hoạt động này được sinh viên ĐH FPT coi là “đặc sản” trong trải nghiệm học tập tại trường. Càng thực tập càng học hỏi và trải nghiệm nhiều Thực tập - làm việc thực tế chứ không “ngồi chơi, pha trà, rót nước” đối với nhiều sinh viên năm 3, năm 4 là một thử thách. Nhưng đã trải nghiệm qua môi trường làm việc từ các hoạt động trong trường đại học, sinh viên ĐH FPT có thể vượt qua những bỡ ngỡ ban đầu.
Hoài Nam (sinh viên ngành Ngôn ngữ Nhật) chia sẻ: “Mình đã hình dung phần nào về công việc của một phiên dịch viên tiếng Nhật tại công ty công nghệ nhờ nhiều lần tham gia các sự kiện hướng nghiệp, tham quan doanh nghiệp do ĐH FPT tổ chức. CLB mình tham gia - CLB văn hóa Nhật Bản cũng là nơi mình cùng bạn bè chia sẻ những mối quan tâm xung quanh văn hóa, ngôn ngữ Nhật. Do đó, khi bước vào kỳ thực tập, làm việc như một nhân viên thực thụ, mình không quá bỡ ngỡ”. Ngoài ra, theo Nam, sinh viên thường xuyên tham gia các hoạt động trải nghiệm ở trường sẽ có kỹ năng, thái độ tích cực, hữu ích khi thực tập doanh nghiệp. “Tham gia CLB, sự kiện ở ĐH FPT, mình hay tự đặt bản thân vào những công việc, vị trí khác nhau, có khi tưởng nhỏ nhặt, không quan trọng nhưng cuối cùng mọi thứ đều cho mình những kỹ năng nhất định. Thực tập tại doanh nghiệp cũng vậy, có những việc nhỏ khiến mình tự hỏi vì sao mình phải làm nhưng đến khi hoàn thành, được công nhận, nhận ra việc dù nhỏ đến đâu cũng đóng góp vào kết quả chung của tập thể, mình lại thấy học được những kiến thức, kinh nghiệm mới, có một thái độ tích cực mới”, Nam cho hay. Theo đại diện ĐH FPT, nhiều sinh viên ĐH FPT hoàn thành tốt kỳ thực tập doanh nghiệp, còn được tuyển dụng ngay khi chưa chính thức nhận bằng tốt nghiệp. Đa phần các bạn khởi điểm với mức lương trên dưới 10 triệu đồng, đặc biệt có những bạn nhận lương lên tới cả nghìn USD hoặc có cơ hội làm việc chính thức cho các doanh nghiệp nước ngoài. Cho dù chưa xuất sắc và may mắn để được tuyển thẳng, nhưng trải nghiệm việc làm sớm giúp sinh viên ĐH FPT nhìn nhận thực tế hơn về yêu cầu của các doanh nghiệp hiện nay đối với nhân sự trẻ. Từ đó, mỗi bạn có sự điều chỉnh cả về kiến thức chuyên môn và kỹ năng. Nhiều thử thách nhưng mở ra những cơ hội việc làm rõ ràng cho sinh viên, vậy nên, học kỳ doanh nghiệp được coi là “đặc sản” ở ĐH FPT. Ngọc Trâm |