Bao gồm các vấn đề có liên quan đến yếu tố kĩ thuật và mức độ an toàn của các loại phương tiện này. Bên cạnh đó,ôngngườiláiviphạmgiaothôngaichịuphạlich thi đấu bóng đá anh những câu hỏi có liên quan đến tính pháp lý cũng đang làm đau đầu các nhà sản xuất.
Bức ảnh trên đã chụp lại một tình huống khó xử và rất hiếm gặp. Một phương tiện tự vận hành đang trong giai đoạn kiểm tra do hãng Google sản xuất đang bị cảnh sát chặn lại. Có vẻ như phương tiện này đã gây ra một lỗi giao thông và cảnh sát đang đứng bên cạnh chiếc xe để đặt một vài câu hỏi với người trong xe. Tuy nhiên hành khách trong xe không phải là người lái chiếc xe vì đây là một phương tiện tự động điều khiển. Vậy ai sẽ là người chịu lỗi trong trường hợp này?
Đại diện của Google đã giải thích về hình ảnh này rằng, do chiếc xe đã chạy quá chậm nên làm ảnh hưởng đến lưu lượng giao thông trên đường. Tuy nhiên, đó là vì do phương tiện đang trong giai đoạn thử nghiệm nên nhà sản xuất đã đặt ra mức quy định tốc độ tối đa mà chiếc xe có thể đạt được là 40km/h để đảm bảo an toàn. Google mong muốn sản phẩm mới sẽ khiến cho người dùng cảm thấy thân thiện và thoải mái, chứ không phải là sợ hãi vì sự không an toàn bởi tốc độ cao.
Hãng này cho rằng, do tốc độ chậm và vẻ ngoài lạ mắt của chiếc xe đã khiến cho cảnh sát giao thông chú ý và chặn lại, chứ không phải vì phương tiện đã vi phạm luật lệ giao thông hay gây ra tình huống nguy hiểm.
Đại diện của Google cho biết, nhân viên cảnh sát này cũng giống như nhiều người khác đã chặn những chiếc xe tự hành lại vì tò mò. Google tự tin rằng các phương tiện tự hành đã thực hiện hơn 1.9 tỷ km đường đi và chưa từng bị phạt vì bất cứ loại vi phạm gì.
Một chiếc xe tự vận hành của Google bị chặn lại bởi cảnh sát giao thông. Nguồn: Zandr Milewski/Facebook
Nhưng cho dù với những số liệu và tuyên bố ấn tượng mà Google cung cấp, họ cũng không thể phủ nhận rằng, các phương tiện vận hành vẫn tồn tại rủi ro gây ra tai nạn và vi phạm luật giao thông. Vậy câu hỏi đặt ra là, trong trường hợp này, ai sẽ là người phải chịu trách nhiệm.
Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, các loại xe tự hành và không người lái có thể cứu sống hàng ngàn sinh mạng mỗi năm vì bảo đảm an toàn giao thông. Bên cạnh đó là những lợi ích môi trường cực kì ấn tượng, có thể giúp cắt giảm hơn 90% tổng lượng khí thải từ những phương tiện giao thông.
Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải hiểu rằng, khi sử dụng các phương tiện tự vận hành thì điều đó cũng đồng nghĩa với việc chúng ta đã giao phó mạng sống cho máy móc quyết định. Cùng với đó là những vấn đề có liên quan đến lĩnh vực đạo đức nếu để xảy ra tai nạn giao thông nghiêm trọng.
Trong một cuộc nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học đã kiểm tra khả năng các phương tiện tự vận hành được lập trình để cố ý giết người. Ví dụ như bị các thành phần Hồi giáo cực đoan chỉnh sửa hệ thống điều khiển nhằm thực hiện hoạt động khủng bố.
Một tình huống khác có liên quan đến vấn đề đạo đức được đặt ra là, nếu chủ chiếc xe đang lái xe vào một khu phố đông người và bị kẹt xe không thể tiếp tục chạy được nữa. Bỗng dưng người này bị lên cơn đau tim. Trước khi ngất đi, ông ta đã kịp bật chế độ cấp cứu khẩn cấp trên xe nhằm đưa mình đến bệnh viện. Hệ thống tự vận hành trên xe sẽ đứng trước hai lựa chọn khó khăn. Vì là tình huống khẩn cấp nên nếu chậm trễ, tính mạng người trên xe sẽ gặp nguy hiểm. Nhưng nếu bất chấp chạy xuyên qua đám đông thì sẽ có rất nhiều người bị chết. Vậy phải giải quyết như thế nào thì mới hợp lý?
Các nhà sản xuất hiện đang cố gắng lập ra nhiều tình huống dự phòng giao thông khác nhau và cố gắng giải quyết thật chi tiết từng trường hợp. Hy vọng trong tương lai không xa, những chiếc xe tự vận hành sẽ là phương tiện lưu thông chính trên đường và giải quyết hợp lí mọi tình huống có thể xảy ra.