Thông tin trên vừa được ông Trần Minh Tân - Giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) cho biết tại hội thảo về xu thế phát triển tên miền đa ngữ (IDN) diễn ra ngày 3/5/2017 tại Hà Nội do đơn vị này phối hợp với Tổ chức quản lý tên miền và địa chỉ Internet (ICANN) đồng tổ chức.
Trong phát biểu khai mạc hội thảo về tên miền đa ngữ,ơntênmiềntiếngViệtđượccấppháttrongnửathábảng xếp hạng vilich 2023 Giám đốc VNNIC Trần Minh Tân nhấn mạnh, chúng ta đang chứng kiến một giai đoạn phát triển mới của hoạt động Internet với đa dạng loại hình dịch vụ, công nghệ mới phục vụ cho nhu cầu sử dụng của con người. Nằm trong sự phát triển chung của Internet, tên miền đa ngữ (tên miền được viết theo tiếng bản địa của các quốc gia trên thế giới) đang là xu thế trên toàn cầu. Với tên miền đa ngữ, người dùng Internet tại các quốc gia có cơ hội sử dụng tên miền bằng chính ngôn ngữ của mình để truy cập Internet, đặc biệt hữu ích với các quốc gia sử dụng ngôn ngữ không thuộc hệ thống Latin như Ả Rập, Nhật Bản, Trung Quốc, Nga, Hy Lạp, Hàn Quốc…
Được ICANN chính thức cấp phát từ tháng 10/2010, tính đến tháng 4/2017, đã có 49 tên miền mã quốc gia đa ngữ (IDN ccTLD) thuộc 36 quốc gia, vùng lãnh thổ đã được chuyển giao tên máy chủ tên miền gốc. Và tại thời điểm cuối năm 2015, đã có khoảng 6,8 triệu tên miền đa ngữ được đăng ký trên thế giới (dưới ccTLD và gTLD).
Khẳng định tên miền đa ngữ là xu thế phát triển tất yếu, ông Trần Minh Tân cũng cho biết, hiện tại tất cả các trình duyệt đều đã hỗ trợ tên miền đa ngữ; Google đã triển khai hỗ trợ tên miền đa ngữ cho Gmail. “Phát triển tên miền đa ngữ là một trong những dự án trọng điểm của ICANN. Vấn đề này đang được ICANN tập trung xử lý, gồm hoàn thiện các tiêu chuẩn kỹ thuật trên máy chủ tên miền gốc và xử lý vấn đề chấp nhận phổ quát tên miền đa ngữ để tên miền đa ngữ hoạt động trơn tru, ổn định không khác gì tên miền không dấu”, ông Tân cho hay.
Theo báo cáo của Internet World Starts, khu vực châu Á - Thái Bình Dương hiện tại đóng góp hơn một nửa trong số 3,7 tỷ người sử dụng trên toàn cầu. Phần lớn trong số hàng tỷ người sử dụng Internet trong tương lai sẽ đến từ khu vực này. Chính sự bành trướng nhanh chóng của Internet trong những gần đây đã dẫn đến nhu cầu mở rộng hệ thống tên miền Internet (DNS).
Ông Jia Rong Low - Trưởng đại diện Văn phòng ICANN khu vực châu Á - Thái Bình Dương chia sẻ: “Thế hệ tên miền gTLD mới được đưa vào sử dụng từ năm 2013, cho đến nay đã có hơn 1.200 đuôi tên miền sẵn sàng. Điều này mang lại sự cạnh tranh lớn hơn, nhiều lựa chọn cho người dùng hơn khi mà chương trình này cho phép tên miền đa ngữ được đưa vào sử dụng, tạo điều kiện cho cộng đồng không sử dụng tiếng Anh gia nhập không gian mạng, tạo nên một môi trường đa ngữ đích thực”.
Cũng theo đại diện ICANN khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam có một tiềm năng rất lớn của nền kinh tế số. Theo báo cáo Internet World Starts, Việt Nam đứng thứ 17 trong số các quốc gia có số lượng người sử dụng Internet lớn nhất, với hơn 49,7 triệu với tỷ lệ thâm nhập lên tới gần 53% dân số. Báo cáo Tài nguyên Internet 2016 của VNNIC cho thấy, hơn 50% doanh nghiệp tại Việt Nam sở hữu website để bán hàng trực tuyến. Bằng việc vượt qua rào cản ngôn ngữ, tỷ lệ thâm nhập Internet có thể tăng lên do nhiều người Việt truy cập mạng bằng ngôn ngữ mẹ đẻ.
“Việc cập nhật hệ thống để theo kịp DNS luôn biến đổi nhằm chấp nhận được các tên miền gTLD mới và tên miền đa ngữ là bắt buộc với các nhà thiết kế phần mềm và chủ sở hữu website. Bằng việc đảm bảo hệ thống phần mềm được cập nhật để hoạt động với DNS, dự kiến lợi nhuận online toàn cầu có thể tăng trưởng khoảng 9,8 tỷ USD”, đại diện ICANN nhận định.
(责任编辑:Cúp C1)