Từ ‘vé vớt’ nghiên cứu sinh tới giáo viên Vật lý xuất sắc ở Mỹ_soi keo ngay mai

“Ở Việt Nam,ừvévớtnghiêncứusinhtớigiáoviênVậtlýxuấtsắcởMỹsoi keo ngay mai người lớn thường dạy bọn trẻ rằng chỉ có giáo dục mới có thể thay đổi cuộc đời. Bạn nên là một bác sĩ, một kỹ sư, một doanh nhân. Tuy nhiên, hiếm khi có lời kêu gọi trở thành nhà khoa học.

Cũng như bao đứa trẻ châu Á khác, tôi biết rằng tôi học không chỉ vì tôi mà còn vì cha mẹ và gia đình tôi. “Tôi phải là niềm tự hào của họ” và tất cả những gì tôi biết là học tập, không bao giờ biết dừng lại và suy ngẫm xem tôi có thích trường học của mình không và tôi sẽ trở thành ai...”.

Tuy nhiên, tới thời điểm này, “đứa trẻ” ngày nào đã“hiểu được sự ủng hộ vô điều kiện của gia đình mình, mặc dù ba mẹ và gia đình cũng không rõ lắm tôi đang làm gì. Tôi đã học được rất nhiều điều về con người của mình, những gì tôi có thể làm và những gì tôi muốn trở thành. Tôi khao khát học hỏi, chia sẻ và lắng nghe kinh nghiệm sống của mọi người xung quanh...”.

Đây là một đoạn chia sẻ của Huỳnh Thị Thanh Trà khi được Tổ chức giáo viên Vật lý Mỹ (American Association of Physics Teachers - AAPT) lựa chọn là Nhân vật của tháng vào tháng 5 vừa qua. AAPT được thành lập vào năm 1930, trụ sở tại College Park, Maryland, đến nay có hơn 10.000 thành viên.

{keywords}
TS Huỳnh Thị Thanh Trà. Ảnh: NVCC

Suất nghiên cứu sinh may mắn

Khi học cấp 1 và cấp 2, cô bé Thanh Trà học khá là đều các môn. Lớp 6, bắt đầu có môn Vật lý trong chương trình. Có một lần điểm kiểm tra rất kém, nên Trà quyết định “cày” môn này nhiều hơn.

Đến lớp 8, lớp 9 thì Trà học khá môn Vật lý khá hơn và “tự nhiên em thích môn này luôn”. Rồi sau đó, Trà vào học lớp chuyên Lý, Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn (Khánh Hòa). 

“Em thích cách các thầy cô giảng giải, em nhận ra vai trò của người thầy, người cô vô cùng to lớn,  môn Vật lý có vui, có hấp dẫn, và gắn kết với thực tiễn đều nhờ cách truyền đạt của các thầy cô”.

Thế nên khi đỗ đại học, Trà quyết định chọn ngành Sư phạm Vật lý ở Trường ĐH Sư phạm TP.HCM.

Trong 2 năm cuối, Trà cũng như các bạn học được đi kiến tập và thực tập ở các trường trung học phổ thông trong thành phố.

“Cảm giác khi được đứng lớp để giảng giải cho các bạn nhỏ rất nhiều niềm vui. Nhưng em luôn cảm thấy trở thành một giáo viên tốt đòi hỏi rất nhiều kĩ năng và hiểu biết, giúp đỡ các bạn học sinh thành công không chỉ giúp các bạn học được các lý thuyết và tính toán trong Vật lý, mà còn phải giúp các bạn có một trải nghiệm cấp 3 ý nghĩa, bồi đắp thế giới quan, và giúp các bạn xây dựng bản thân. Những điều này em nhận ra chính mình vẫn còn thiếu, nên em nghĩ phương pháp giáo dục Vật lý chính là nơi em có thể đi tìm câu trả lời” – Trà chia sẻ về việc cô theo đuổi lĩnh vực nghiên cứu ở bậc tiến sĩ.

Trà biết nhiều hơn về cơ hội học tiến sĩ, chuyên ngành phương pháp giáo dục Vật lý nhờ chia sẻ của thầy Nguyễn Đông Hải, người đã tốt nghiệp tiến sĩ tại khoa Vật lý tại Kansas State University.

“Những chia sẻ của thầy về việc đi du học sau đại học không khó đã khuyến khích em rất nhiều. Em bắt đầu suy nghĩ về hướng đi này nhưng em vẫn còn lo về việc sống và làm việc ở một đất nước xa lạ”.

Cũng trong năm cuối, Trà tham gia chương trình trao đổi học sinh với trường đại học Mie, Nhật Bản. Chuyến đi 2 tuần này đã tiếp sức cho cô rất nhiều.

“Sau chuyến đi này thì em cảm thấy tâm thế mình đã sẵn sàng hơn cho những trải nghiệm mới đi học và đi làm ngoài Việt Nam. Em bắt tay vào chuẩn bị cho chuyến du học của mình ngay sau trở về từ chương trình này”.

Vì tới năm cuối đại học mới bắt đầu chuẩn bị cho việc du học, nên Trà phải “chạy” hết công suất.

Cô bắt đầu chuẩn bị hồ sơ ứng tuyển, bao gồm việc thi chứng chỉ ngoại ngữ vào mùa hè và hạn nộp hồ sơ cho các trường đại học Mỹ là tháng 12.

“Giá như em được biết đến cơ hội học sau đại học ở Mỹ sớm hơn, có lẽ em đã có một bước chuẩn bị tốt hơn. Nếu được khuyên các bạn trẻ lớp sau, thì em mong các bạn sẽ chủ động tìm hiểu thông tin và có bước chuẩn bị thật chắc chắn hơn so với em lúc ấy”.

Riêng về “chướng ngại vật” Tiếng Anh, mặc dù là môn học ưa thích của Trà từ khi học phổ thông nhưng chỉ đến khi bắt tay vào làm hồ sơ học tiến sĩ, Trà mới có mục tiêu cụ thể để phấn đấu.

“Tháng 7, em nhờ một người bạn thân giỏi Tiếng Anh phụ đạo giúp, tập trung vào luyện thi IELTS. Sau 5 tuần, em đăng kí thi thì được kết quả vừa tiêu chuẩn trường đại học Kansas đặt ra nên em bắt tay vào chuẩn bị các giấy tờ khác để nộp hồ sơ”.

{keywords}
Thanh Trà trình bày poster ở AAPT 2 năm trước. Hàng năm, AAPT tổ chức các hội nghị toàn quốc dành cho giáo viên Vật lý các cấp của Hoa Kỳ, chủ yếu cấp ba và cấp cao đẳng đại học. AAPT cũng tổ chức hội nghị toàn quốc về nghiên cứu giáo dục vật lý (Physics Education Research Conference - PERC), quy mô 300 - 400 thành viên tham dự. Ảnh: NVCC

GS Nguyễn Đông Hải, Trường ĐH Kanssas (Mỹ) nhận xét cô trò ngày nào của mình “là một cô gái thông minh, năng nổ, kiên cường”. Chia sẻ thêm về con đường du học của Trà, GS Hải cho biết năm 2015, Trà cùng hai học trò khác của ông nộp hồ sơ học tiến sĩ ở ĐH Kansas. Cuối 2015, khi sang ĐH Kansas làm sau tiến sĩ, ông trực tiếp gặp giáo sư phụ trách tuyển sinh sau ĐH của khoa Lý để giới thiệu về 3 em này.

“Một ngày đầu tháng 2/2016, vị giáo sư này gọi tôi đến gặp và thông báo cả 3 em mà tôi giới thiệu đều không trúng tuyển.

Thua keo này rồi, những tưởng phải chờ thêm một năm nữa để bày keo khác, thì bỗng dưng một ngày đẹp trời tháng 4/2016, Trà báo với tôi là vừa nhận được email thông báo trúng tuyển. Hóa ra, năm đó trường không tuyển đủ sĩ số nên họ tuyển đợt hai, và lần này đã gọi tên Trà” – GS Hải kể lại.

Muốn thành người truyền lửa

Dùng "vé vớt", nhưng Trà đã tận dụng được cơ hội quý giá đó. Ngày 4/11/2020, ở tuổi 27, Trà bảo vệ thành công luận án tiến sĩ ngành Phương pháp giảng dạy Vật lý tại ĐH Kansas.

Thanh Trà nhìn nhận điểm mạnh của mình là rất yêu thích khám phá những hướng nghiên cứu khác nhau.

Theo Trà, nhiều người thường nghĩ nhà nghiên cứu như một thiên tài lỗi lạc nào đó một mình tạo nên sáng chế. “Nhưng thật ra, đa số những công trình khoa học có được ngày hôm nay là chất xám của rất nhiều thành viên nghiên cứu của một nhóm. Do vậy, em cảm thấy có khả năng kết nối và làm việc nhóm với những nhà nghiên cứu khác nhau là một điểm mạnh của mình”.

Làm việc cùng nhiều nghiên cứu sinh đến từ khắp nơi trên thế giới còn giúp Trà nhận ra bên cạnh việc học, cần dành thời gian cho những sở thích riêng.

“Lúc trước, em nghĩ những người học cao thì chỉ biết học thôi, nhưng thật ra không đúng. Em nhận ra để làm việc văn minh và bền bỉ thì cần song song làm việc với phát triển bản thân. Mình là ai? Điều gì mình làm để thấy ý nghĩa? Những gì mình trải qua đã tôi luyện mình thế nào?... là những điều vô cùng cần thiết và mình phải dành thời gian thường xuyên trò chuyện với bản thân”.

{keywords}
Thanh Trà và các bạn trong nhóm nghiên cứu. Ảnh: NVCC

Gần đây, Trà đã xây dựng một mạng lưới trong cộng đồng nghiên cứu giáo dục Vật lý thông qua các hội thảo và hội nghị, chẳng hạn như AAPT. Cô cũng hỗ trợ nhiều học viên khác trong nghiên cứu…

“Là một người Việt đang sinh sống và làm việc ở Mỹ, em mong muốn được học tập, tìm hiểu, và kết nối với cộng đồng của mình. Làm công tác nghiên cứu phương pháp giáo dục, em tìm thấy nhiệm vụ và vai trò mới của mình là góp sức trong việc đấu tranh giành bình đẳng cho những thế hệ học sinh tiếp theo” – Trà chia sẻ.

Một trong những mục tiêu Trà đặt ra là tiếp lửa cho các bạn trẻ bước vào con đường nghiên cứu và có những trải nghiệm tích cực với khoa học.

Phương Chi

TS Kinh tế dạy ở Anh: Làm việc ở nước ngoài cũng là đóng góp cho đất nước

TS Kinh tế dạy ở Anh: Làm việc ở nước ngoài cũng là đóng góp cho đất nước

“Tôi không ngần ngại chọn ở lại Anh, không phải vì tại đây cho tôi một công việc với mức lương hấp dẫn, mà vì tôi nghĩ, mình vẫn cần thời gian tích lũy kinh nghiệm, tiền bạc trước khi quay trở về nước làm điều gì đó lớn hơn”.

Cúp C2
上一篇:Mua nhà đất giá trị lớn nên cân nhắc thật kỹ lưỡng
下一篇:Chương trình đầu tiên của VTV xóa hình ảnh Phạm Anh Khoa