Cách đây vài ngày,ừnhữngtrangsáchbịnóikhiêudâmGiớihạnnàochosáchthamkhảkeo nha cai fb88 một phụ huynh có con học lớp 11 Trường Quốc tế TP.HCM đăng bài trên diễn đàn phản ánh con của bà được giáo viên phát cuốn Một thoáng ta rực rỡ nhân gian (bản tiếng Anh: On Earth We're Briefly Gorgeous), của tác giả Mỹ gốc Việt Ocean Vuong để về đọc.
Tuy nhiên, bà đã vô cùng bức xúc, cho rằng con bị “đầu độc về mặt tinh thần” bởi những trang sách tả cảnh quan hệ tình dục “trần trụi” của hai nam thiếu niên tuổi mới lớn có trong cuốn sách nói trên.
Sau đó, phía Trường Quốc tế TP.HCM lý giải rằng tác giả cuốn sách nói trên thuộc danh sách đọc tham khảo, gồm nhiều ngôn ngữ, kể cả tiếng Việt, được Chương trình Tú tài Quốc tài (IB) giới thiệu. Các tác phẩm của tác giả này hiện được phổ biến rộng rãi tại Việt Nam. Trường đã thu hồi tất cả 19 cuốn sách được giáo viên phát cho học sinh. Sở GD-ĐT TP.HCM yêu cầu nhà trường phê bình kiểm điểm giáo viên việc này.
Dù sự việc đã khép lại, nhưng câu hỏi được nhiều người tiếp tục đặt ra lại là: "Những loại sách nào thì thực sự phù hợp với học sinh?".
"Không thể bao biện rằng giới trẻ chịu đọc đã là mừng"
Là một giảng viên Ngữ văn, thạc sĩ Nguyễn Phước Bảo Khôi - Trường ĐH Sư phạm TP.HCM - nhìn nhận cảnh quan hệ khác giới/đồng giới hoặc những nội dung (có vẻ hơi trần trụi) về giới tính phải xem kĩ là được cài đặt có ý đồ nghệ thuật hay chỉ để giật gân, câu khách. Tình huống này giống như hiện tượng "cảnh nóng" trong điện ảnh.
"Do đó, phải cân nhắc đến tính chỉnh thể của tác phẩm. Nếu cần có những yếu tố ấy để khắc sâu nội dung tư tưởng hoặc thể hiện sự nghiền ngẫm bất chợt bộc phát của nhà văn về nhân sinh, thì bắt buộc nó ấy phải xuất hiện. Nhưng nếu tùy tiện gắn vào để gây tranh cãi nhằm thu hút chú ý, hoặc đơn giản là hợp xu hướng vốn đang chú ý đến vấn đề giới/nữ quyền, thì cần nghiêm túc phê bình" - ông Khôi phân tích.
Với trường hợp nói trên, theo ông Khôi, ông không nhìn ra cái lợi của việc này mà chỉ thấy cái hại. Và theo ông, không thể bao biện rằng giới trẻ chịu đọc đã là mừng mà điều cần quan tâm vẫn là xu hướng, nội dung, chất lượng đọc hơn là số lượng.
"Dĩ nhiên, việc đọc trong nhà trường và đọc theo nhu cầu có nhiều điểm khác biệt. Dẫu vậy, tìm đến những tác phẩm ngôn tình hay đam mỹ huyễn hoặc người đọc bằng thế giới của những ảo vọng, của những rung động đồng giới nhiều dị biệt là điều cần xem lại" - ông Khôi lưu ý.
Nói thêm về cuốn sách tham khảo gây tranh cãi vừa qua, ông Khôi cho rằng "Chúng ta trân quý cộng đồng LGBT với những đóng góp tích cực của họ cho xã hội, tôn trọng quyền lựa chọn sống theo nhu cầu chính đáng của họ. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc cổ xúy giới trẻ suy nghĩ chưa đúng hay lệch lạc về giới tính, đặc biệt là việc các em chịu ảnh hưởng từ những xuất bản phẩm chứa nội dung gây tranh cãi, dù cho đó thực sự là một tác phẩm có giá trị. Còn rất nhiều tác phẩm đặc sắc khác, hà cớ gì cứ nhất định chọn những tác phẩm chưa phù hợp với lứa tuổi của các em để tạo hệ quả không hay?".
Trong khi đó, thầy Võ Kim Bảo - giáo viên Ngữ văn, Trường THCS Nguyễn Du (TP.HCM) - khẳng định cô giáo của Trường Quốc tế TP.HCM không sai khi đã giới thiệu cuốn sách này. Vì theo như nhà trường lý giải, cuốn sách thuộc danh sách đọc tham khảo, gồm nhiều ngôn ngữ, kể cả tiếng Việt, được Chương trình Tú tài Quốc tài (IB) giới thiệu. Nhưng như vậy, câu hỏi đặt ra là tại sao một cuốn sách như vậy lại được trường đưa vào danh sách sách đọc tham khảo?
“Tôi không đánh giá cả cuốn sách vì sách đã được cấp phép và lưu hành. Thế nhưng, những trang viết được phụ huynh chụp đưa lên mạng thực sự chưa phù hợp với môi trường giáo dục.
Tôi nghĩ ở góc độ giáo dục, các thầy cô sẽ bàn về những chuyện này trên lớp. Do vậy, nếu truyền tải một nội dung gì tới học sinh thì sẽ phải phù hợp đối tượng, với thái độ nghiêm túc. Tôi biết hiện nay có những học sinh chủ động đi tìm sách đó vì tò mò và có cảm xúc do nội dung cuốn sách gợi ra chứ không phải để thưởng thức vẻ đẹp của văn chương” - thầy Kim Bảo lưu ý.
Giới hạn nào cho sách tham khảo trong nhà trường?
Thầy Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân (TP.HCM), cho rằng hiện nay gần như tất cả học sinh đều có smartphone.
"Do đó, chúng ta không thể cấm học sinh xem những nội dung không phù hợp, nhưng trong giáo dục phải có định hướng rõ ràng. Các trường không thể chạy theo trào lưu rằng bên ngoài có thì trong trường cũng có, mà phải chắt lọc những cái hay, cái đẹp, có văn hoá, thẩm mỹ, hợp thuần phong mỹ tục để đưa vào nhà trường” - ông Phú nói.
Theo ông Phú, qua việc này cho thấy công tác kiểm duyệt sách trong nhà trường cần sâu sát hơn, tránh để sự việc tương tự xảy ra.
Tại Trường THPT Bùi Thị Xuân, ông Phú cho hay sách tham khảo có hai nguồn. Thứ nhất là sách phục vụ cho giảng dạy như sách giáo khoa, bài tập… Các tài liệu này được tổ trưởng chuyên môn xem xét đề xuất mua. Thứ hai là sách để đọc trên thư viện. Với loại sách này, định hướng của nhà trường là sách phải giáo dục học sinh về lòng tốt, sự hiếu hạnh, tấm gương đạo đức của người lớn. Đó là các tác phẩm văn học lớn, sách của các tác giả nổi tiếng, sách về chính trị được phép lưu hành, có nội dung rõ ràng, trong sáng...
Thạc sĩ Nguyễn Phước Bảo Khôi thì cho biết đối hiện nay chương trình Ngữ văn 2018 có nêu khá rõ các tiêu chí lựa chọn ngữ liệu. Kết hợp với yêu cầu cần đạt và các thể loại cần học ở mỗi lớp, giáo viên có thể tư vấn cho học sinh danh mục những tác phẩm phù hợp, đáp ứng được cùng lúc nhiều mục tiêu: phục vụ cho kiểm tra đánh giá theo định hướng năng lực, mở rộng vốn đọc, góp phần định hình văn hóa đọc cho các em.
"Về phía phụ huynh, cũng đã đến lúc những người làm cha mẹ nên cởi mở trong suy nghĩ để tiến đến cởi mở trong chia sẻ với con về giới tính. Phụ huynh phải chấp nhận sự thật là việc kiểm soát gắt gao không bằng tạo cho con sự tin cậy để trao đổi, chia sẻ.
Nhu cầu được biết, được thấu hiểu, những băn khoăn về giới tính nếu được trao đổi thẳng thắn, nghiêm túc chắc chắn sẽ được trẻ hiểu theo hướng nghiêm túc, tránh bớt những tò mò không đáng để phải tìm hiểu qua nhiều kênh khác, trong đó có những xuất bản phẩm độc hại" - thầy Bảo lưu ý.
Cần xem xét gắn mác cho sách Thầy Huỳnh Thanh Phú:"Nên gắn mác cho các cuốn sách như 16+, 18+… để được lưu hành chính danh. Điều này cũng để học sinh biết ở biết cấp độ tuổi nào thì có thể tham khảo". Thạc sĩ Nguyễn Phước Bảo Khôi:"Dẫu biết rằng học sinh có thể tìm đọc sách từ nhiều nguồn (sách in, trên mạng), nhưng các xuất bản phẩm (dạng in hay ấn bản điện tử) đều cần phải dán nhãn phân biệt theo độ tuổi phù hợp. Đặc biệt, các nhà xuất bản cần cân nhắc việc tạo ra lợi nhuận và nhiệm vụ lan tỏa giá trị văn hóa tốt đẹp của mình, lệch về bất kì bên nào cũng là thiếu hài hoà. Việc chạy theo lợi nhuận, xu hướng đọc vẫn luôn có nguy cơ mang đến hậu quả khôn lường". Tác Giả:Thể thao ------------------------------------
|