Tài liệu tham khảo
Về truyền thống Mặttrận Dân tộc Thống nhất Việt Nam
(Mặt trận Tổ quốc ViệtNamngày nay)
18/11/1930 -18/11/2010
1. Lịch sử hình thành Mặt trận Dân tộc thốngnhất Việt Nam
- Ngày 18/11/1930 Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộngsản Đông Dương ra chỉ thị thành lập Hộiphản đế Đồng minh,àiliệuthamkhảovềtruyềnthốngMặttrậnDântộcThốngnhấtViệbóng đá kết quả la liga tây ban nha đây là hình thức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc thốngnhất Việt Nam.
- Tháng 11 năm 1936,Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương tạm thờichưa nêu khẩu hiệu “đánh đổ đế quốc Pháp” và “tịch thu ruộng đất của địa chủchia cho dân cày”, quyết định thành lập Mặttrận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
- Tháng 6 năm 1938, đổitên thành Mặt trận Thống nhất dân chủĐông Dương, gọi tắt là Mặt trận Dânchủ Đông Dương.
- Tháng 11 năm 1939,với chủ trương tạm gác khẩu hiệu ruộng đất, Mặttrận Dân tộc Thống nhất phản đế Đông Dương được thành lập.
- Ngày 15 tháng 5 năm1941 Việt Nam độc lập đồng minh Hội, gọi tắt là Mặt trận Việt Minh, đượcthành lập với mục tiêu cách mạnh giải phóng dân tộc.
- Ngày 29 tháng 5 năm1946, Hội liên hiệp quốc dân Việt Nam gọi tắt là Hội Liên Việt được thành lập, nhằm thu hút nhiều tầng lớpnhân dân tham gia. Hội trưởng danh dự là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hội trưởng là cụHuỳnh Thúc Kháng (1946-1947), cụ Bùi Bằng Đoàn (1947-1951). Hội phó là cụ TônĐức Thắng.
- Ngày 07 tháng 3 năm1951, Mặt trận Liên Việt được thànhlập từ sự thống nhất của hai tổ chức Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt. Ủyban toàn quốc gồm 53 vị thành viên do cụ Tôn Đức Thắng làm chủ tịch. Chủ tịchdanh dự là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Ngày 10 tháng 9 năm1955, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đượcthành lập nhằm tập hợp các lực lượng nhân dân cho cuộc chiến tranh chống Mỹ cứunước và “cách mạng xã hội chủ nghĩa” ở miền Bắc. Chủ tịch Hồ Chí Minh là chủtịch danh dự. Cụ Tôn Đức Thắng là Chủ tịch Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương.
- Ngày 20 tháng 12 năm1960, Mặt trận Dân tộc giải phóng miềnNam Việt Nam được thành lập vớimục tiêu chống chính quyền tay sai và sự can thiệp của đế quốc Mỹ. Chủ tịch làLuật sư Nguyễn Hữu Thọ. Phó Chủ tịch gồm có các ông: Võ Chí Công, Phùng VănCung, Huỳnh Tấn Phát, Ybih Aleo, Đại đức Sơn Vọng.
- Ngày 20 tháng 4 năm1968, sau sự kiện Tết Mậu Thân, Liên minh các lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòabình Việt Nam được thành lập nhằm tập họp dân thành thị ra đời, cũng với mụctiêu chống chính quyền tay sai và sự can thiệp của đế quốc Mỹ. Do luật sư TrịnhĐình Thảo làm chủ tịch.
- Ngày 31 tháng 01 đếnngày 04 tháng 02 năm 1977, Đại hội Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam tạithành phố Hồ Chí Minh đã thống nhất 3 tổ chức Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Mặttrận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Liên minh các lực lượng dân tộc, dânchủ và hòa bình Việt Nam thành Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (mới).
2. Các kỳ Đại hội của Mặt trận.
Trong lịch sử các kỳ Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có sự trùngnhau (2 lần Đại hội I; 2 lần Đại hội II và 2 lần Đại hội III). Vì trong mỗigiai đoạn của cách mạng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thường tổ chức các kỳ Đạihội nhằm phát huy tinh thần yêu nước, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân,định ra mục tiêu, chương trình hành động thích hợp với từng giai đoạn.
Từ năm 1955 ngược về trước bên cạnhcác hội nghị Mặt trận đã có tổ chức Đại hội Mặt trận, như Đại hội toàn quốcthống nhất hai tổ chức Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt (ngày 3 đến7-3-1951) nhưng không xếp tính thứ tự Đại hội.
Sau hộinghị Giơnevơ năm 1945, đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền. Ở miền Nam,năm 1960 có sự ra đời và hoạt động của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam ViệtNam. Năm 1968, có thêm Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bìnhViệt Nam.
Ở Miền Bắc, từ năm 1955 đến năm 1971Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tổ chức 3 kỳ Đại hội và tính thứ tự Đại hội I, II,III như sau:
- Đại hội đại biểu lần thứ I của Mặt trậnhọp tại Hà Nội ngày 10-9-1955. Đại hội đã quyết định thành lập Mặt trận Tổ quốcViệt Nam và thông qua Cương lĩnh nhằm đoàn kết mọi lực lượng dân tộc, dân chủvà hòa bình trong cả nước để đấu tranh chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai.
- Đại hội đại biểu lần thứ II Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, họp từ 25đến 29-4-1961. Đại hội thể hiện quyết tâm của toàn dân xây dựng thành công chủnghĩa xã hội ở miền Bắc và tiếp tục thực hiện đấu tranh thống nhất đất nước.
- Đại hội đại biểu lần thứ III Mặt trậnTổ quốc Việt Nam, họp từ ngày 14 đến 16-12-1971, Đại hội đã biểu thị ý chí sắtđá của toàn dân ta đoàn kết đánh thắng hoàn toàn giặc Mỹ xâm lược và xây dựngthành công chủ nghĩa xã hội. Đoàn đại biểu Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền NamViệt Nam và Đoàn đại biểu Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bìnhViệt Nam từ tiền tuyến lớn đã ra dự Đại hội và thăm miền Bắc.
Từ năm 1977 đến năm 2009, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tổ chức các kỳ Đại hội:
Đại hội lần thứ I: Sau khi cả nước đã được độc lập, sựthống nhất và toàn vẹn của một quốc gia đòi hỏi hợp nhất 3 tổ chức Mặt trận.Nhằm đáp ứng yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới, Đại hội Mặt trận Dân tộcthống nhất họp từ 31-1 đến 4-2-1977 tại thành phố Hồ Chí Minh đã thống nhất batổ chức Mặt trận ở hai miền Nam Bắc nước ta thành một tổ chức Mặt trận Dân tộcthống nhất duy nhất lấy tên là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Đại hội đã đề raChương trình chính trị gồm 8 điểm sau đây:
1. Xây dựng chế độ làm chủ tập thể xãhội chủ nghĩa.
2. Xây dựng nền sản xuất lớn xã hộichủ nghĩa.
3. Xây dựng nền văn hóa mới, conngười mới xã hội chủ nghĩa.
4. Chăm sóc đời sống vật chất và vănhóa của nhân dân.
5. Củng cố quốc phòng, giữ vững anninh chính trị và trật tự xã hội.
6. Thực hiện dân tộc bình đẳng, namnữ bình quyền và tôn trọng tự do tín ngưỡng.
7. Tăng cường quan hệ hữu nghị và hợptác quốc tế.
8. Đoàn kết rộng rãi các lực lượng yêu nước và yêu chủ nghĩaxã hội.
Đại hội lần thứ II được tiến hành từ ngày 12 đến ngày14 tháng 5 năm 1983, tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội. Đại hội đã đề ra chươngtrình công tác của Mặt trận trong nhiệm kỳ là:
1. Vậnđộng nhân dân phát huy quyền làm chủ tập thể, xây dựng và củng cố chính quyền,tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
2. Độngviên các tầng lớp nhân dân ra sức thi đua lao động sản xuất, thực hành tiếtkiệm, hoàn thành kế hoạch nhà nước, ổn định và từng bước cải thiện đời sống.
3. Phát động phong tràoquần chúng đẩy mạnh công tác cải tạo xã hội chủ nghĩa.
4. Tăngcường vận động thực hiện quốc phòng toàn dân, đẩy mạnh các hoạt động phòng thủđất nước, chống chiến tranh phá hoại nhiều mặt của địch, sẵn sàng chiến đấu vàphục vụ chiến đấu bảo vệ vững chắc tổ quốc, giữ vững an ninh chính trị và trậttự an toàn xã hội.
5. Pháttriển phong trào quần chúng xây dựng nền văn hoá mới và con người mới xã hộichủ nghĩa, đẩy mạnh cách mạng tư tưởng văn hoá.
6. Tăngcường tình đoàn kết hữu nghị của nhân dân ta và nhân dân thế giới, góp phầntích cực vào cuộc đấu tranh bảo vệ hoà bình.
Đại hội lần thứ III được tiến hành từ ngày 02 đến ngày04 tháng 11 năm 1988, tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội. Đại hội đã đề ra Chươngtrình hành động của trong thời gian 5 năm (1988 - 1993) như sau:
1/ Tham gia xây dựng và phát triển nền dân chủxã hội chủ nghĩa.
2/ Động viên các tầng lớp nhân dân đẩy mạnhsản xuất, thực hành tiết kiệm nhằm thực hiện các chương trình kinh tế và kếhoạch Nhà nước.
3/ Vận động nhân dân thực hiện các chính sáchxã hội và văn hoá.
4/ Vận động nhân dân tăng cường củng cố quốcphòng, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
5/ Tăng cường hoạt động đối ngoại của Mặt trậnTổ quốc.
6/ Đổi mới phương thức hoạt động và củng cố,tăng cường tổ chức Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Đại hội lần thứ IV được tiến hành từ ngày 17 đến ngày19 tháng 8 năm 1994, tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội. Đại hội IV MTTQVN đã công bố chương trình 12 điểm về “Đại đoàn kết dântộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Thể hiện ý nguyện của toàn Đảng, toàn dânquyết tâm chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu tiến lên dân giàu, nước mạnh, xã hộicông bằng, văn minh, thực hiện di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.Mặt trận chủ trương đoàn kết rộng rãi mọi người Việt Nam không phân biệt quákhứ và ý thức hệ, vì mục tiêu chung, xóa bỏ mặc cảm, hận thù, chân thành đoànkết, hòa hợp thành một khối thống nhất, cùng nhau phấn đấu hoàn thành sứ mệnhthiêng liêng, đưa đất nước tiến lên. Đoàn kết mọi người Việt Nam yêu nước dựatrên nên tảng sự liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân vàtầng lớp trí thức, cùng nhau xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vìdân. Chương trình Mặt trận chính là những định hướng về chính sách đoàn kết đốivới mọi người Việt Nam, đối với từng giai cấp và tầng lớp xã hội như công nhân,nông dân, trí thức, thanh niên, phụ nữ, dân tộc ít người, tín ngưỡng tôn giáo,đồng bào định cư ở nước ngoài, với các tổ chức chính trị xã hội, các thành phầnkinh tế, xã hội cũng trên tinh thần đoàn kết, khuyến khích và tạo điều kiện chomọi người có cơ hội lập thân, lập nghiệp, lợi nhà, ích nước cùng nhau phấn đấucho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Đại hội lần thứ V được tiến hành từ ngày 26 đến ngày28 tháng 8 năm 1999 tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội. Đại hội đã đề ra Nhiệm vụ chung của Mặt trận Tổ quốcViệt Nam trong nhiệm kỳ là: Tiếp tục tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân,củng cố, mở rộng tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốcViệt Nam, tích cực, chủ động, sáng tạo, tập hợp ngày càng rộng rãi mọi tầng lớpnhân dân, phát huy tinh thần yêu nước, ý chí tự lực tự cường và quyền làm chủcủa nhân dân, giữ vững kỷ cương và ổn định xã hội, huy động tối đa các nguồnlực để đầu tư phát triển kinh tế- xã hội, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đạihoá đất nước, đẩy mạnh công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, làm tốt vai trò làcơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, cầu nối vững chắc giữa nhân dân vớiĐảng và Nhà nước. Đại hội đã đề ra 6chương trình hành động là:
1. Phát huy tinh thần yêu nước, đa dạng hoá các hìnhthức tập hợp, mở rộng và đẩy mạnh các cuộc vận động để tập hợp toàn dân thựchiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Mặt trận tăng cường động viên phong trào thi đuayêu nước của các tầng lớp nhân dân, phát huy nội lực, khai thác mọi tiềm năngvật chất, tinh thần cho đầu tư phát triển, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đạihoá đất nước.
3. Góp phần đổi mới hệ thống chính trị, hoànthiện từng bước nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng Đảng trong sạch vữngmạnh, Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, tăng cường mối quan hệ mậtthiết giữa dân với Đảng và Nhà nước.
4. Triển khai sâu rộng cuộc vận động toàn dântham gia bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và xây dựng nền quốcphòng toàn dân. giữa dân với Đảng và Nhà nước.
5. Củng cố tăng cường quan hệ đoàn kết vớinhân dân các nước trên thế giới.
6. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giới thiệu,tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, góp phần quán triệt chủ trương Đại đoànkết toàn dân và Mặt trận dân tộc thống nhất.
Đại hội lần thứ VI được tiến hành từ ngày 21 đến 23 tháng 9 năm2004, tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội. Phươnghướng nhiệm vụ và chương trình hành động nhiệm kỳ 2004-2009 là: "Đoàn kếtrộng rãi mọi thành viên trong xã hội, không phân biệt đối xử về quá khứ, thànhphần giai cấp, dân tộc, tôn giáo, ở trong nước hay ở nước ngoài, đoàn kết chặtchẽ trên cơ sở mục tiêu chung là: giữ vững độc lập, thống nhất vì “dân giàu,nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”; đoàn kết giữa nhân dân ta vớinhân dân các nước trên thế giới, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thờiđại, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trở thành động lực chủ yếu để xâydựng và bảo vệ Tổ quốc.
Mặt trận tăng cường phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tổ chức, động viênnhân dân tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dânvà vì dân trong sạch, vững mạnh; xây dựng, chỉnh đốn Đảng thực sự xứng đáng vớiniềm tin yêu của nhân dân.
Đại hội lần thứ VII được tiến hành từngày 28 đến 30 tháng 9 năm 2009, tại Trung tâm hội nghị quốc gia Mỹ Đình, HàNội.
Chủ đề của Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Namlần thứ VII là: "Nâng cao vai trò Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, phát huy dânchủ, tăng cường đồng thuận xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc vìdân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh", Đại hội lần nàylà đợt sinh hoạt chính trị của toàn Đảng, toàn quân và toàn thể nhân dân ViệtNam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhậpquốc tế vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đạihội đã đề ra 5 Chương trình hành độnggồm:
1. Tăng cường tập hợp, vận động, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân,phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc vì mục tiêu dân giàu, nướcmạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh.
2. Động viên các tầng lớp nhân dânhăng hái tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, các hoạtđộng xã hội, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, quốcphòng, an ninh, ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân.
3. Vận động các tầng lớp nhân dânphát huy quyền làm chủ, tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa trong sạch, vững mạnh, giữ mối quan hệ mật thiết giữa nhân dân với Đảngvà Nhà nước.
4. Mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạtđộng đối ngoại nhân dân, tăng cường đoàn kết quốc tế.
5. Kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ; đổi mới nội dung, phương thức và nângcao hiệu quả hoạt động của Mặt trận các cấp.
Xuất xứ và ý nghĩa câu nói: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công,thành công, đại thành công” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Câu nói nổitiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công,thành công, đại thành công” được Người phát biểu lần đầu tiên và ghi bút tíchtrong cuốn sổ danh dự của Đại hội toàn quốc thống nhất Việt Minh - Liên Việt,khai mạc ngày 03-3-1951 tại chiến khu Việt Bắc. Báo Cứu quốc ngày 02-4-1951 đãchụp và đăng ký bút tích đó.
Tại Đại hội đạibiểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ II, ngày 25-5-1961, Chủ tịch Hồ Chí Minhnhắc lại: “Năm 1951, cuộc kháng chiến của chúng ta tuy gặp những điều kiện cựckỳ gay go, nhưng trong cuộc Đại hội hợp nhất Việt Minh - Liên Việt tôi có nói:Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công. Nhữngthắng lợi chúng ta giành được trong mấy năm qua đã chứng thực điều đó. Ngày nayđồng bào miền Bắc thì hăng hái thi đua xây dựng chủ nghĩa xã hội, đồng bào miềnNam ruột thịt thì anh dũng phấn đấu giành dân chủ tự do, vậy để kết luận, tôixin phép nhắc lại: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công,đại thành công”.
Tháng 8-1962,nói chuyện với lớp bồi dưỡng cán bộ về công tác Mặt trận, một lần nữa Hồ ChíMinh nhắc lại câu nói đó.
Câu nói trêncủa Người không chỉ là sự tổng kết thực tiễn sâu sắc mà còn như một lời nhắcnhở, một khẩu hiệu định hướng mang tầm chiến lược đối với toàn Đảng, toàn quânvà toàn dân ta trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thế nào là Đại đoàn kết toàn dân, Đại đoàn kết dân tộc và Đại đoàn kết toàndân tộc.
Hiện nay những cụm từ Đại đoàn kết toàn dân, Đại đoàn kết dân tộcvà Đại đoàn kết toàn dân tộc đã và đang được dùng phổ biến trong các vănkiện của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, trong sách báo, trong cácbài phát biểu của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc ViệtNam.
Vềcơ bản, những cụm từ trên có nội dung là giống nhau, là tương đối đồng nhất vàcó cùng bản chất. Tuy nhiên, trong những trường hợp, bối cảnh khác nhau nó cóthể được sử dụng khác nhau. Từ Đại đoàn kết toàn dân đến Đại đoàn kết dân tộcvà Đại đoàn kết toàn dân tộc còn thể hiện quá trình phát triển quan điểm, nhậnthức của Đảng ta về vấn đề đoàn kết.
Đại đoàn kết toàn dân được sử dụng khi muốn nhấn mạnh đến vai trò cụthể của công dân, người dân, nghĩa là đề cập đến tính xã hội rộng rãi bao gồmmọi người dân đang sinh sống và làm ăn trên đất nước Việt Nam. Thí dụ: Cươnglĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội do Đại hội VIIcủa Đảng (1991) đề ra viết: “Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân có vaitrò rất quan trọng trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân xây dựng và bảovệ Tổ quốc, chăm lo lợi ích của các đoàn viên, hội viên, thực hành dân chủ và đổimới xã hội, giáo dục lý tưởng và đạo đức cách mạng, quyền và nghĩa vụ công dân,thắt chặt mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân”.
Khinói Đại đoàn kết dân tộc cũng khôngngoài nội dung đại đoàn kết toàn dân, nhưng có ý đề cập chung, nhấn mạnh đếnmọi dân tộc thiểu số, dân tộc đa số đoàn kết với nhau, cùng với người Việt Namở trong nước và người Việt Nam ở nước ngoài thành một cộng đồng, một quốc giadân tộc thống nhất.
Cươnglĩnh của Đảng về xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ởnước ta, viết: “Không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết: đoàn kết toàn Đảng,đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế… thực hiện chính sách đạiđoàn kết dân tộc, củng cố và mở rộng Mặt trận Dân tộc Thống nhất”. Tăng cườngđoàn kết: đoàn kết toàn Đảng, toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế làtruyền thống quý báu đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết thành luận đề:
“Đoàn kết, đoànkết , đại đoàn kết,
Thành công,thành công, đại thành công”
Cũngvới ý nghĩa trên, Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đạihội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng viết: “Trong thời kỳ mới của côngcuộc xây dựng đất nước, nhân dân ta càng có điều kiện mở rộng khối đại đoàn kếtdân tộc; lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp tríthức làm nền tảng”.
Đoàn kết toàn dân tộc lần đầu tiên được Đại hội đại biểutoàn quốc lần thứ IX nêu thành chủ đề, thành một mục tiêu, một nội dung chủ yếucủa Đại hội, của Báo cáo chính trị “Phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc,tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổquốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.
Lần đầu tiên cụm từ đạiđoàn kết toàn dân tộc xuất hiện trong văn kiện Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hànhTrung ương khóa IX, được tiếp tục nhấn mạnh trong văn kiện Đảng tại Đại hội lầnthứ X ở chương X: “Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tiếp tục đổimới phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhândân”.
Đại đoàn kết toàn dân,Đại đoàn kết dân tộc và Đại đoàn kết toàn dân tộc về câu chữ có thể khác nhau,nhưng đều thống nhất trong bản chất của nó là lấy “Dân làm gốc”, là tập hợp,đoàn kết mọi người dân Việt Nam sinh sống ở trong nước và nước ngoài cùng hướngthực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Đảng Cộng sản Việt Namvừa là thành viên Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, vừa lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc ViệtNam.
Luận điểm “ĐảngCộng sản Việt Nam vừa là thành viên Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, vừa lãnh đạo Mặttrận Tổ quốc Việt Nam” được nhiều văn bản của Đảng, Nhà nước, Mặt trận ghinhận, đặc biệt được ghi vào Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độlên chủ nghĩa xã hội ở nước ta (được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII củaĐảng Cộng sản Việt Nam thông qua năm 1991): Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là liênminh chính trị của các đoàn thể nhân dân và các cá nhân tiêu biểu của các giaicấp và tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo, là cơ sở chính trị của chínhquyền nhân dân. Đảng Cộng sản Việt Nam vừa là thành viên, vừa là ngườilãnh đạo Mặt trận”.
Đảng Cộng sản Việt Namlà đội tiền phong của giai cấp công nhân Việt Nam,đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam. Chính vìvậy, Đảng là lực lượng lãnh đạo toàn xã hội, lãnh đạo hệ thống chính trị, trongđó có Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là bộ phận của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, là tổ chức liênminh chính trị, liên hiệp tự nguyện tập trung đông đảo nhất của các giai cấp,các dân tộc, các tôn giáo, các lực lượng xã hội của dân tộc, tạo thành sứcmạnh, động lực thực hiện đường lối của Đảng, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh,xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Với ý nghĩa như vậy, Đảng là đội tiên phong của giaicấp công nhân Việt Nam muốn lãnh đạo, thu phục được đại đa số nhân dân trong xãhội, Đảng tham gia làm thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Khi bàn vềcông tác của Mặt trận Việt Minh, Đảng ta chủ trương: “Đảng ta cũng là một bộphận trong Mặt trận phản đế Đông Dương; bộ phận trung kiên và lãnh đạo”, “Đảngủy cấp nào phải cử đại biểu vào Ủy ban Việt Minh cấp ấy”. Trong điều kiện nướcta chỉ có duy nhất một Đảng cầm quyền lãnh đạo cách mạng, việc có Mặt trận Tổquốc Việt Nam và Đảng tham gia làm thành viên Mặt trận Tổ quốc Việt Nam càng cóý nghĩa đặc biệt quan trọng. Có thể nói, đây là một sự sáng tạo, độc đáo riêngcó của cách mạng Việt Nam, với vai trò “kép” Đảng vừa là thành viên Mặt trận Tổquốc Việt Nam, vừa lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam”.
Đảng ta là Đảng cầm quyền lãnh đạo toàn xã hội, lãnhđạo hệ thống chính trị và toàn dân tộc nói chung. Đảng lãnh đạo thông qua việcđề ra Cương lĩnh, chiến lược, đường lối, chủ trương trên mọi lĩnh vực của đờisống xã hội. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện chức năng, nhiệm vụ, chươngtrình hành động của mình cũng là thực hiện Cương lĩnh, đường lối, chủ trươngcủa Đảng.
Để thực hiện được các yêu cầu nói trên, phương thứclãnh đạo của Đảng là thông qua công tác chính trị, tư tưởng; xây dựng tổ chức,bộ máy, cán bộ; công tác kiểm tra và vai trò tiên phong, gương mẫu của tổ chứcĐảng và đội ngũ đảng viên trong toàn xã hội và ngay chính trong hệ thống tổchức Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Với tư cách là thànhviên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,Đảng bình đảng như mọi thành viên khác của Mặt trận. Đảng gia nhập là thànhviên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp là hoàn toàn trên cơ sở tự nguyện,tán thành Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, có trách nhiệm, nghĩa vụ thực hiệnnhiệm vụ và Chương trình hành động của Mặt trận. Hơn thế, còn là sự đòi hỏi cao đối với Đảng, do Đảng không chỉlà thành viên Mặt trận Tổ quốc Việt Nammà còn lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Để lãnh đạo Mặt trận Tổ quốcViệt Nam, Đảng phải đổi mới phương thức lãnh đạo của mình đối với Mặt trận vàcác đoàn thể nhân dân, tạo điều kiện để Mặt trận và các đoàn thể xác định đúngmục tiêu, nội dung và phương thức hoạt động, đồng thời phát huy tính tự chủ,sáng tạo trong xây dựng, đổi mới và hoạt động của mình.
Mối quan hệ Mặt trậnvới Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Nhànước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều là bộ phận hữu cơ của hệ thốngchính trị, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, do đó Mặt trận có mối quan hệphối hợp với Nhà nước để thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Hiếnpháp và Pháp luật.
Các cấp ủy đảng cótrách nhiệm chỉ đạo cơ quan Nhà nước cụ thể hóa nghị quyết, thể chế hóa tráchnhiệm và quyền hạn của Mặt trận bằng các văn bản pháp quy. Quan hệ phối hợp cụthể giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Nhà nước được thực hiện theo quy chếphối hợp công tác do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan Nhà nước hữu quan ởtừng cấp ban hành.
Các cơ quan Nhà nước cótrách nhiệm và tạo điều kiện thuận lợi về các điều kiện, kinh phí để Mặt trậnTổ quốc Việt Namhoạt động có hiệu quả.
Vai trò, vị trí củaMặt trận Tổ quốc Việt Namtrong hệ thống chính trị nước ta hiện nay. Trách nhiệm, quyền hạn của Mặt trậnTổ quốc Việt Namtrong tập họp khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Điều 9của Hiến pháp nước Cộng hoà Xãhội Chủ nghĩa Việt Nam (1992) quy định vai trò của Mặt trận: Mặttrận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chínhquyền nhân dân. Mặt trận phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân, tăng cường sựnhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân, tham gia xây dựng và củng cốchính quyền nhân dân, cùng Nhà nước chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng củanhân dân, động viên nhân dân thực hiện quyền làm chủ, nghiêm chỉnh thi hànhHiến pháp và pháp luật, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, đại biểu dâncử và cán bộ, viên chức Nhà nước.
LuậtMặt trận Tổ quốc Việt Nam, tại chương I, Điều 1 “Mặt trận Tổ quốc Việt Namtrong hệ thống chính trị” đã quy định:
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổchức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổchức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giaicấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam định cư ởnước ngoài.
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là bộphận của hệ thống chính trị của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, doĐảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, là cơ sở chính trị của Chính quyền nhân dân,nơi thể hiện ý chí nguyện vọng, tập họp khối đại đoàn kết toàn dân, phát huyquyền làm chủ của nhân dân, nơi hiệp thương, phối hợp và thống nhất hành độngcủa các thành viên, góp phần giữ vững độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toànvẹn lãnh thổ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tại chương II, Điều 6 nói về trách nhiệm vàquyền hạn của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong thực hiện tập hợp khối đại đoànkết toàn dân, bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
- Mặt trận Tổquốc Việt Nam phát triển đa dạng các hình thức hoạt động, các phong trào yêunước để tập hợp, đoàn kết mọi người Việt Nam ở trong nước và định cư ở nướcngoài, không phân biệt thành phần giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tínngưỡng, tôn giáo, quá khứ nhằm động viên mọi nguồn lực để xây dựng và bảo vệ Tổquốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
- Mặt trận Tổquốc Việt Nam phát huy tính tích cực của các cá nhân tiêu biểu trong các giaicấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo để vận động nhân dân thựchiện nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh, quốc phòng và đốingoại của Nhà nước.
- Mặt trận Tổquốc Việt Nam tham gia tuyên truyền, vận động người Việt Nam định cư ở nướcngoài đoàn kết cộng đồng, giúp đỡ nhau trong cuộc sống, giữ gìn bản sắc vănhóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quêhương, góp phần xây dựng quê hương đất nước.
Tên gọi Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơquan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
1. Mặttrận Tổ quốc Việt Nam:
Mặt trận Tổquốc Việt Nam hiện nay là hình thức cụ thể của Mặt trận Dân tộc Thống nhất ViệtNam trong thời kỳ đất nước đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa vàhội nhập quốc tế.
Mặttrận Tổ quốc Việt Nam là một thành tố, một bộ phận cấu thành nên hệ thống chínhtrị nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnhđạo. Chương I, Điều 1 Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xác định: “Mặt trận Tổquốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chứcchính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêubiểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo vàngười Việt Nam định cư ở nước ngoài”.
Nhưvậy, nói Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã bao hàm trong đó các tổ chức thành viên.Ở mỗi cấp Mặt trận, tùy theo điều kiện, yêu cầu mà số lượng các tổ chức thànhviên Mặt trận sẽ khác nhau. Trong thực tế, có thể dùng cụm từ “Mặt trận Tổ quốcViệt Nam”. Cũng có thể nói tắt, viết tắt bằng cụm từ “Mặt trận” mà ý nghĩa, nộidung không thay đổi (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một bộ phận của hệ thốngchính trị).
2. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam:
Chương II, Điều8, Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quy định: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Namở mỗi cấp là cơ quan chấp hành giữa 2 kỳ đại hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Namcùng cấp.
Ở nước ta, Mặttrận Tổ quốc Việt Nam được tổ chức theo 4 cấp hành chính: Ủy ban Trung ương Mặttrận Tổ quốc Việt Nam; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, thành phốtrực thuộc trung ương; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp quận, huyện, thị xãvà Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, phường, thị trấn; Dưới cấp xã,phường, thị trấn là các Khu dân cư, có Ban Công tác Mặt trận.
3. Cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam:
Cơ quan Ủy banMặt trận Tổ quốc Việt Nam ở mỗi cấp là bộ máy chuyên trách tham mưu giúp việccủa Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp đó. Đối với Ủy ban Trung ương Mặt trậnTổ quốc Việt Nam (toàn quốc) có cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc ViệtNam bao gồm một số ban tham mưu giúp việc. Đối với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc ViệtNam tỉnh, thành phố có một số phòng, ban giúp việc. Đến cấp quận, huyện, thị xãvà xã, phường, thị trấn bộ máy được bố trí gọn nhẹ, không cơ cấu phòng, ban,chỉ bố trí thường trực và một số chuyên viên, cán bộ theo dõi, phụ trách côngviệc.
Để tăng cường công tác tập hợp, đoàn kếtrộng rải các tầng lớp nhân dân trong giai đoạn hiện nay, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp cần:
Thứ nhất: Tiếp tục mở rộng và đa dạng hóa các hình thức vậnđộng, tập hợp, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân vừa bằng tổ chức, vừabằng các phong trào thi đua yêu nước và các cuộc vận động xã hội, góp phần đưachủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các chương trình kinh tế, vănhóa, xã hội, quốc phòng, an ninh vào cuộc sống. Lắng nghe ý kiến, nắm bắt kịpthời tâm tư, nguyện vọng chính đáng củanhân dân để kịp thời phản ánh, kiến nghị với Đảng và Nhà nước.
Thứ hai: Đẩy mạnh công tác tuyên truyềnchủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về đại đoànkết toàn dân tộc gắn với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đứcHồ Chí Minh”, trong đó nhấn mạnh tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc. Chươngtrình hành động nhiệm kỳ 2009-1014 của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã khẳng định:“Tiếp tục triển khai sâu rộng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạođức Hồ Chí Minh” tới đông đảo đoàn viên, hội viên của các tổ chức thành viênMặt trận và các tầng lớp nhân dân. Nội dung cụ thể của cuộc vận động phải gắnchặt với quá trình xây dựng và thực hiện các chương trình phối hợp hành động,bằng nhiều phương thức phong phú, thiết thực và hiệu quả. Đặc biệt quan tâmhướng dẫn việc nghiên cứu, học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoànkết toàn dân tộc, về Mặt trận Dân tộc Thống nhất và tấm gương đạo đức của Ngườivề đoàn kết; về thực hành dân chủ; về lòng nhân ái, khoan dung, về sự tự nêugương”.
Thứ ba: Đẩy mạnh hoạtđộng của Ủy ban Mặt trận các cấp và các tổ chức thành viên, góp phần thực hiệnmục tiêu bảo đảm công bằng và bình đẳng xã hội, chăm lo lợi ích thiết thực,chính đáng, hợp pháp của các giai cấp, các tầng lớp nhân dân, các dân tộc, cáctôn giáo; thực hiện dân chủ gắn liền với giữ vững kỷ cương xã hội; không ngừngbồi dưỡng nâng cao lòng yêu nước, ý thức độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc,tinh thần tự lực tự cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thứ tư: Đổi mới phương thức tập hợp, vậnđộng, vừa mở rộng các tổ chức thành viên, thông qua các tổ chức thành viên pháttriển thêm nhiều đoàn viên, hội viên, nâng cao chất lượng sinh hoạt để tập hợp,đồng thời quan tâm và phát huy vai trò gương mẫu, hướng dẫn các vị tiêu biểu,có uy tín trong cộng đồng dân cư, các dân tộc, các tôn giáo. Trong đó, vềtín ngưỡng tôn giáo cần chú trọng: vận động thực hiện đoàn kết giữa các tôngiáo, giữa những người theo tôn giáo với những người không theo tôn giáo, tôntrọng truyền thống văn hóa tốt đẹp, loại trừ mê tín dị đoan; không hẹp hòi địnhkiến; tiếp xúc đối thoại và chia sẻ hiểu biết để thống nhất về nhận thức vàhành động theo phương châm “tốt đời, đẹp đạo”. Về công tác dân tộc: cầnchú trọng bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam,chăm lo cho sự phát triển mọi mặt của các dân tộc vùng cao, vùng sâu, tham giaxây dựng chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Về cộng đồng ngườiViệt Nam ở nước ngoài: vận động bà con hướng về quê hương, xây dựng đấtnước và góp phần xây dựng quan hệ hữu nghị, hòa bình, hợp tác giữa nhân dânViệt Nam với nhân dân các nước sở tại. Triển khai nhiều hình thức tuyên truyền,vận động nhân dân Việt Nam ở trong và ngoài nước ủng hộ cuộc đấu tranh vì cônglý của các nạn nhân chất độc da cam/Dioxin; đấu tranh với những âm mưu, thủđoạn của các thế lực thù địch tìm cách chia rẽ nội bộ nhân dân, chia rẽ nhândân Việt Nam với nhân dân các nước khác, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dântộc Việt Nam.
Thứ năm: Mở rộng và nâng cao chất lượnggiáo dục truyền thống yêu nước, đạo đức xã hội, thực hiện quyền làm chủ củanhân dân, gắn với trách nhiệm công dân trong việc nghiêm chỉnh chấp hành nhữngquy định của Hiến pháp và pháp luật; nâng cao ý thức chăm lo xây dựng khối đạiđoàn kết, xây dựng sự đồng thuận xã hội và đề cao ý thức cộng đồng trách nhiệmtrong các tầng lớp nhân dân. Phát huy vai trò tích cực của các phương tiện thôngtin đại chúng của Mặt trận và các tổ chức thành viên, kịp thời đưa thông tin vềtới cơ sở, tới cộng đồng dân cư.
Thứ sáu: Nâng cao chấtlượng và hiệu quả của việc tổ chức “Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc” ở khudân cư (18/11 hàng năm) để không ngừng khơi dậy truyền thống đoàn kết, gắn bógiữa các tầng lớp nhân dân ở cộng đồng dân cư, giữa cán bộ, đảng viên với nhândân theo phong cách: “Trọng dân, gần dân,hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân” đồng thời nâng cao nhận thức,phát huy truyền thống vẻ vang của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, biểu tượng khốiđại đoàn kết toàn dân tộc qua các thời kỳ cách mạng.
Những yêu cầu đặt ra đối với việc tiếp tục triển khai cuộc vận động “Toàndân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” nhằm thực hiện chươngtrình hành động Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ VII, nhiệm kỳ2009-2014.
Việc tiếp tụcthực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoànkết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” trong nhiệm kỳ 2009-2014 đượcthực hiện theo tinh thần Thông tri số 21/TT-MTTW, về việc mở rộng và nâng cao chất lượng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kếtxây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Chương trình, mục tiêu của cuộcvận động đề ra hàng năm phải xuất phát từ những căn cứ chủ yếu, đó là:
-Những chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và chủ trương,nghị quyết của Cấp ủy, chính quyền các cấp có quan hệ trực tiếp đến đời sốngchính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ở cơ sở và khu dân cư.
-Những yêu cầu bức xúc đặt ra ở khu dân cư cần tập trung giải quyết.
-Phối hợp cuộc vận động “Toàn dân đoàn kếtxây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” với các cuộc vận động, phong tràothi đua của các tổ chức thành viên, các nghị quyết liên tịch, chương trình mụctiêu quốc gia do Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam kýkết phối hợp với các cơ quan Nhà nước, làm cho cuộc vận động vừa thống nhấttrong đa dạng, vừa thiết thực ở mỗi địa phương, cơ sở và khu dân cư.
-Điều lệ Đại hội VII Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã chính thức đưa Ngày hội Đạiđoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư hàng năm làm ngày truyền thống của khối đạiđoàn kết toàn dân tộc, Ủy ban Mặt trận các cấp tiếp tục hướng dẫn, tổ chức tốt “Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở khudân cư” để tổng kết, đánh giá kết quả cuộc vận động sau một năm thực hiện ởmỗi khu dân cư; biểu dương, khen thưởng điển hình tiên tiến; bàn bạc phươnghướng, nhiệm vụ để thực hiện cuộc vận động trong năm tới. Phát huy sự sáng tạo,vai trò tự quản của các tầng lớp nhân dân và sự tham gia của cán bộ, đảng viênsống ở khu dân cư trong các hoạt động ngày hội.
-Trong thời gian tới, Ủy ban Mặt trận các cấp tập trung thực hiện những nội dungcủa cuộc vận động như sau:
1. Đoàn kết giúp nhau phát triểnkinh tế , xóa đói, giảm nghèo, làm giàu hợp pháp .
a. Mặt trậnphối hợp, hướng dẫn các hộ gia đình ở khu dân cư nắm vững chủ trương, chínhsách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế, xã hội, xóa đói giảm nghèo đểthực hiện cho chính mình và cộng đồng dân cư. Các tổ chức thành viên Mặt trậncó chương trình giúp đỡ đoàn viên, hội viên thiết thực; khuyến khích mọi ngườidân phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, giải quyết việc làm, làm giàu hợppháp.
b.Bổ sung cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” lồng ghép vàonhiệm vụ phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo ở khu dân cư.
c.Triển khai Thông tri của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốcViệt Nam về việc tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”; trước hết tập trung mục tiêu xóa nhà dột nátcho hộ nghèo và phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo tiến tới xóa diện hộ nghèo bằngnội dung: giúp tư liệu sản xuất, vốn, giống, kinh nghiệm làm ăn để thoát nghèobền vững.
d.Quá trình tổ chức thực hiện cuộc vận động, cần quan tâm đến những vùng núi,vùng đồng bào dân tộc, vùng thường xuyên bị thiên tai. Cần vận động tinh thầnchia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau trong đoàn thể, cộng đồng, dòng họ để có nội dunggiúp đỡ thiết thực đối với người nghèo.
2. Đoàn kết thực hiện phong trào “Đền ơn đápnghĩa” nhân đạo từ thiện, cần chú ý: Mặt trận cùng với chính quyền chăm loxây dựng nhà ở, không để các gia đình chính sách ở nhà dột nát, tạm bợ. Tiếptục chăm sóc, giúp đỡ để các gia đình chính sách có mức sống bằng hoặc cao hơnmức sống bình quân của các hộ tại cộng đồng dân cư. Động viên các gia đình pháthuy truyền thống yêu nước, gương mẫu thực hiện các chủ trương, chính sách củaĐảng và Nhà nước.
3. Đoàn kết phát huy dân chủ, giữ vững kỷcương, mọi người s
(责任编辑:Cúp C2)