Chủ tịch nước dự khai mạc Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC_kết quả bóng đá cruz azul
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự Phiên họp hẹp lần thứ nhất - Tuần lễ Cấp cao APEC lần thứ 29.
Sáng 18-11,ủtịchnướcdựkhaimạcHộinghịcácnhàlãnhđạokinhtếkết quả bóng đá cruz azul tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Queen Sirikit, thủ đô Bangkok, Thái Lan, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị lần thứ 29 các nhà lãnh đạo kinh tế của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) và các hoạt động liên quan.
Đây là hội nghị trực tiếp đầu tiên giữa các nhà lãnh đạo APEC sau 3 năm gián đoạn bởi đại dịch, với sự tham dự của lãnh đạo cấp cao, trưởng đoàn của 21 nền kinh tế thành viên APEC.
Với chủ đề “Rộng mở. Kết nối và Cân bằng,” hội nghị thảo luận 3 định hướng ưu tiên của hợp tác APEC gồm cởi mở với tất cả các cơ hội, kết nối trên mọi khía cạnh và cân bằng trên mọi phương diện, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế gắn liền với bền vững môi trường.
Nhận thức sâu sắc về những thách thức mà khu vực phải đối mặt, các nhà lãnh đạo khẳng định quyết tâm cùng tìm kiếm giải pháp để các nền kinh tế bước ra từ cuộc khủng hoảng ngày càng mạnh mẽ hơn, với sức chống chịu bền bỉ hơn, linh hoạt nắm bắt cơ hội và ứng phó với các thách thức trong tương lai.
Theo đó, các nhà lãnh đạo tái khẳng định cam kết hiện thực hóa Tầm nhìn APEC Putrajaya về một cộng đồng châu Á-Thái Bình Dương mở, năng động, tự cường và hòa bình vào năm 2040, vì thịnh vượng của tất cả người dân và các thế hệ tương lai; nhất trí củng cố vai trò lãnh đạo của APEC và vị thế là diễn đàn kinh tế hàng đầu ở khu vực, là vườn ươm ý tưởng hiện đại và hiệu quả.
Các nhà lãnh đạo khẳng định hợp tác APEC cần mang lại những giải pháp thiết thực đối với các thách thức chung và bổ trợ cho các nỗ lực toàn cầu về phát triển bền vững và ứng phó biến đổi khí hậu.
Chia sẻ đánh giá về tình hình và tương lai của APEC, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho rằng thế giới đang chứng kiến những biến động sâu sắc, mang tính lịch sử với nhiều yếu tố bất định và khó lường.
Diễn đàn APEC cũng đang đối mặt với những thách thức chưa từng có, vì vậy, những gì các thành viên thống nhất trong nhận thức và hành động hôm nay có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với APEC và cho nhiều thế hệ mai sau.
Chủ tịch nước nhấn mạnh một châu Á-Thái Bình Dương hoà bình, ổn định, hợp tác, thịnh vượng và phát triển bền vững là mục tiêu, là trách nhiệm chung, đòi hỏi sự chung tay, kề vai sát cánh của tất cả các nền kinh tế APEC, dù lớn hay nhỏ, phát triển hay đang phát triển.
Các thành viên APEC cần vượt qua khác biệt, tăng cường đối thoại, phối hợp hành động vì lợi ích chung của cộng đồng, để bảo vệ những thành quả và giá trị của APEC trong 3 thập kỷ qua, đồng thời củng cố nền tảng cho hợp tác và phát triển trong tương lai.
Phát biểu tại phiên thảo luận về “Tăng trưởng bền vững, bao trùm và cân bằng," Chủ tịch nước nhận định châu Á-Thái Bình Dương bước sang giai đoạn phát triển mới, APEC cần đi đầu thúc đẩy mô hình tăng trưởng cân bằng, bao trùm và bền vững, hỗ trợ các nền kinh tế chuyển đổi xanh, chuyển đổi số thành công.
Theo đó, Chủ tịch nước nhấn mạnh một số yếu tố “cân bằng” trong hợp tác gồm: Cần coi người dân là trung tâm để tạo sự cân bằng trong mỗi nền kinh tế giữa các lĩnh vực, giữa các thành phần xã hội; và cân bằng về lợi ích và trách nhiệm giữa các nền kinh tế, các khu vực.
Mục tiêu là chung, nhưng các biện pháp cụ thể phải được điều chỉnh cho phù hợp với đặc thù, trình độ phát triển của mỗi nơi; Cần cân bằng giữa bảo đảm tính tự chủ, tự cường của mỗi nền kinh tế và chủ động mở cửa, hội nhập và liên kết kinh tế để vừa phát huy nội lực, phát huy lợi thế so sánh, vừa tăng thêm nguồn lực tạo ra sự phát triển lan toả giữa các vùng miền; Cần cân bằng giữa đổi mới, chuyển đổi với bảo đảm sự ổn định. Quá trình chuyển đổi số, chuyển đổi xanh phải được thực hiện sao cho đạt hiệu quả cao về kinh tế nhưng giảm thiểu tác động, xáo trộn đến an sinh xã hội, giữ vững an ninh năng lượng, an ninh lương thực và an ninh mạng.
Chủ tịch nước hoan nghênh nhiều sáng kiến mới được các thành viên APEC đưa ra nhằm hỗ trợ tài chính cho phát triển, chuyển đổi năng lượng sạch, thích ứng biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế số; nhấn mạnh APEC chỉ có thể hợp tác thành công khi cùng nhau mở ra các cơ hội tiếp cận cân bằng và rộng mở các nguồn vốn và công nghệ sạch, hiện đại.
Chủ tịch nước cũng chia sẻ chủ trương của Việt Nam về chuyển đổi số quốc gia, phát triển nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn với người dân là trung tâm, chủ thể và mục tiêu cao nhất của phát triển; khẳng định Việt Nam đang nỗ lực để thực hiện COP26 và mong nhận được sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế và các thành viên APEC
Những chia sẻ và nhận định của Chủ tịch nước nhận được sự hưởng ứng và ủng hộ của nhiều nhà lãnh đạo APEC; và được phản ánh trong văn kiện và các quyết định của hội nghị./.
Theo TTXVN
相关文章
NSND Lệ Ngọc lấy nước mắt khán giả trong vở kịch mới
Sân khấu xã hội hoá Lệ Ngọc vừa cho ra mắt với kịch Nước mắt của mẹ do NSND Lê Hùng dàn dựng dựa trê2025-01-26Pháp giải thích lý do bắt CEO Telegram
Từ đại gia ‘phi tiền qua cửa sổ’ đến con đường lao lý của CEO TelegramCEO Telegram Pavel Durov, tỷ p2025-01-26- Cho rằng việc nhân rộng lát đá xanh tự nhiên trên 11 tuyến phố cổ chưa khả thi nên chiều qua, đại di2025-01-26
Hà Kiều Anh áp lực lựa chọn người kế nhiệm Hoa hậu Thùy Tiên
Sáng 18/8, họp báo công bố lịch trình và vòng thi Quốc phục2025-01-26Báo VietNamNet trao quà Tết cho người nghèo ở vùng biên Lào Cai
Vừa qua, Báo VietNamNet cùng đồn Biên phòng huyện Bát Xát, Ủy ban Nhân dân xã Bản Qua tổ chức chương2025-01-26Trường nứt toác, học sinh phải học tạm bợ
- Dãy nhà hai tầng với 8 phòng học của Trường Tiểu học xã Hợp Lý (huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa) mới đư2025-01-26
最新评论