Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các Phó Chủ tịch chủ trì phiên họp.
Thứ hai,ộidungchínhngàylàmviệcthứcủaKỳhọpthứQuốchộikhókết quả st pauli ngày 30/10/2023, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ sáu của Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV tại Nhà Quốc hội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
Quốc hội dành cả ngày làm việc tại hội trường thảo luận về việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Xây dựng Nông Thôn mới giai đoạn 2021-2025, Giảm nghèo Bền vững giai đoạn 2021-2025, Phát triển Kinh tế-Xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.
Dự thính phiên họp có 84 đại biểu đại diện Thường trực Hội đồng Nhân dân, lãnh đạo Ủy ban Nhân dân, lãnh đạo các ban của Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh và một số Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân cấp huyện của 31 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Phiên họp được phát thanh, truyền hình trực tiếp trên Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam và Truyền hình Quốc hội Việt Nam.
Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Phó Trưởng Đoàn Giám sát của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm trình bày Báo cáo của Đoàn Giám sát của Quốc hội về việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Giảm nghèo Bền vững giai đoạn 2021-2025; Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Phát triển Kinh tế-Xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 (gọi tắt là các Nghị quyết của Quốc hội); xem videoclip về việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội. Sau đó, Quốc hội thảo luận ở hội trường về việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội.
Phiên thảo luận đã có 33 đại biểu phát biểu, 8 đại biểu tranh luận, trong đó các ý kiến đại biểu cơ bản nhất trí với nội dung Báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội.
Bên cạnh đó, các đại biểu đã tập trung thảo luận về các nội dung sau: (1) vai trò, ý nghĩa, mối quan hệ của 3 Chương trình Mục tiêu Quốc gia của giai đoạn trước và giai đoạn này; mối quan hệ giữa 3 chương trình của giai đoạn này, tính phù hợp, khoa học trong việc xác định đối tượng địa bàn, nội dung chính sách, tiêu chí, các chỉ tiêu đạt được thực chất về phát triển kinh tế-xã hội, về giảm nghèo, về xây dựng nông thôn mới, nhất là vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng đặc biệt khó khăn; (2) tính phù hợp và những bất cập, hạn chế của bộ máy tổ chức quản lý các chương trình mục tiêu, kết quả, hạn chế và nguyên nhân trong công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương và địa phương về 3 chương trình này; (3) tính kịp thời, đầy đủ, rõ ràng trong các văn bản quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp, các ngành đối với các cơ chế, như: cơ chế lồng ghép, cơ chế đặc thù, cơ chế hỗ trợ sản xuất theo chuỗi, sản xuất cộng đồng và cơ chế phân cấp, phân quyền; (4) công tác lập kế hoạch, phân bổ vốn, kết quả giải ngân vốn; những khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân; trách nhiệm của cá nhân và tổ chức có liên quan; (5) các kiến nghị của Đoàn Giám sát và 7 kiến nghị về chính sách đặc thù trong Tờ trình của Chính phủ.
Về định hướng các Chương trình Mục tiêu Quốc gia 2026-2030, các ý kiến đại biểu đề nghị giao Chính phủ nghiên cứu xây dựng mục tiêu, chỉ tiêu các Chương trình Mục tiêu Quốc gia 2021-2030 và báo cáo Quốc hội cho ý kiến vào cuối năm 2025 để chủ động trong việc triển khai thực hiện.
Bên cạnh đó, các ý kiến đại biểu đề nghị Quốc hội cho phép kéo dài thời hạn giải ngân vốn của giai đoạn 2021-2025, kể cả nguồn vốn năm 2022 kéo dài sang năm 2023 đến hết giai đoạn 2025.
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương nên quy định thống nhất một cơ chế quản lý, sử dụng chung, lồng ghép nguồn vốn chính sách nhà nước để thực hiện cho ba Chương trình Mục tiêu Quốc gia; ban hành quy định cho phép địa phương được chuyển từ nguồn vốn sự nghiệp sang nguồn vốn đầu tư, phân bổ theo các lĩnh vực chi kinh tế, văn hóa, xã hội, tuyên truyền theo nhu cầu sử dụng vốn; nghiên cứu thành lập một mô hình văn phòng điều phối trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để thực hiện có hiệu quả 3 chương trình.
Chính phủ xem xét giao chung vốn sự nghiệp thực hiện các Chương trình Mục tiêu Quốc gia hằng năm trên cơ sở nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đã được ban hành, không thực hiện giao theo lĩnh vực, theo dự án, tiểu dự án thành phần như hiện nay để tạo sự chủ động, linh hoạt cho các địa phương, xem xét khoán kinh phí thực hiện cho cấp huyện.
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sớm ban hành cơ chế hướng dẫn để địa phương triển khai thực hiện theo đúng quy định, xem xét xây dựng chính sách đồng bộ trong phát triển kinh tế theo hướng tạo chủ động cho các địa phương và giải quyết đồng bộ chính sách phù hợp với tình hình thực tế; đổi mới phương thức truyền thông về các Chương trình Mục tiêu Quốc gia; cải thiện chính sách tiền lương cho đội ngũ làm công tác xóa đói giảm nghèo...
Kết thúc phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan; Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng; Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.
Thứ ba, ngày 31/10/2023, sáng: Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).
Buổi chiều, Quốc hội thảo luận ở hội trường về: Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2024; Đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2021-2025; Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025; Kết quả thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội; Báo cáo của Chính phủ về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng; Kết quả rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại Nghị quyết số 101/2023/QH15 về Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV./.
Theo TTXVN