Dự án Kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc nhằm rút ngắn hành trình từ các trung tâm chính trị kinh tế của tỉnh Lai Châu,âuĐẩynhanhtiếnđộDựánKếtnốigiaothôngcáctỉnhmiềnnúiphíaBắsoi kèo số đề hôm nay Lào Cai, Yên Bái và các địa phương khác có liên quan về Thủ đô Hà Nội, đồng thời nâng cao hiệu quả khai thác đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai.
Quy mô dự án gồm 2 tuyến. Tuyến 1 kết nối Lai Châu với cao tốc Nội Bài - Lào Cai với chiều dài khoảng 147km, quy mô cấp 3 miền núi. Tuyến 2 kết nối Nghĩa Lộ (Yên Bái) với cao tốc Nội Bài - Lào Cai có chiều dài khoảng 53km, đường cấp 4 miền núi.
Tổng mức đầu tư của dự án là hơn 5.300 tỷ đồng. Trong đó, vốn vay ADB hơn 187 triệu USD, vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Australia là gần 4,5 triệu USD, vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam hơn 43,5 triệu USD. Dự án được chia thành 11 gói thầu, dự kiến thực hiện trong khoảng 4 năm, cơ bản hoàn thành vào năm 2024.
Nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện dự án trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Lai Châu cùng đại diện lãnh đạo Ban Quản lý dự án 2 (Bộ Giao thông – Vận tải) chủ trì cuộc họp với các đơn vị, địa phương vào sáng 5/5.
Dự họp có thành viên Tổ công tác theo Quyết định số 569/QĐ-UBND ngày 18/5/2021 của UBND tỉnh (Tổ công tác 569 tỉnh); lãnh đạo UBND và các phòng, ban liên quan thuộc các địa bàn có dự án đi qua gồm các huyện: Than Uyên, Tân Uyên, Tam Đường, thành phố Lai Châu; đại diện các nhà mạng, Công ty Điện lực Lai Châu.
Dự án Kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc (tuyến nối thành phố Lai Châu với cao tốc Nội Bài - Lào Cai) với chiều dài tuyến là 147 km, tiêu chuẩn đường cấp III miền núi. Điểm đầu dự án tại nút giao IC16 của đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (km 91+500, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai), điểm cuối tại km 146+600 QL 4D, thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu.
Phạm vi dự án thuộc địa bàn tỉnh Lai Châu với chiều dài tuyến là 83 km và được chia thành 5 gói thầu xây lắp. Đến nay, Dự án Kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc (đoạn qua địa phận tỉnh Lai Châu) đã được các địa phương thực hiện giải ngân đảm bảo nguồn kinh phí được bố trí năm 2021.
Các nguồn vốn được bố trí năm 2022 đang được các địa phương tiếp tục giải ngân; gấp rút thực hiện công tác giải phóng mặt bằng để sớm bàn giao cho đơn vị thi công; tiến hành phê duyệt phương án bồi thường; chi trả đền bù, di chuyển các công trình hạ tầng kỹ thuật; đo đạc, quy chủ xác minh diện tích, mức độ thiệt hại. Đối với các hộ thuộc diện tái định cư, đã thực hiện xong bước lựa chọn xây dựng điểm tái định cư.
Theo báo cáo của các địa phương, huyện Tam Đường đã bàn giao trên 92% mặt bằng sạch cho đơn vị thi công; đang hoàn thiện phương án giải phóng mặt bằng khu tái định cư, đợi phê duyệt và khởi công. Các huyện Than Uyên, Tân Uyên, thành phố Lai Châu cũng đang tích cực triển khai công tác đền bù giải phóng mặt bằng, di chuyển các công trình hạ tầng kỹ thuật, đã phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu tư vấn phục vụ giải phóng mặt bằng…
Tuy nhiên, các địa phương, doanh nghiệp cũng nêu khó khăn vướng mắc lớn nhất hiện nay trong thực hiện giải phóng mặt bằng là việc xác minh, xác nhận nguồn gốc sử dụng đất và các thủ tục liên quan trực tiếp đến việc lập phương án bồi thường; việc di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật trên tuyến; nguồn vốn hỗ trợ cho các hộ dân…
Các đơn vị doanh nghiệp như điện lực, viễn thông đề xuất phương án di dời các hạ tầng kỹ thuật, đồng thời khẳng định sẽ phối hợp với các địa phương trong công tác giải phóng mặt bằng.
Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện Dự án, Tổ công tác 569 tỉnh đề nghị Ban Quản lý dự án 2 đẩy nhanh tiến độ làm các thủ tục thực hiện trồng rừng thay thế; sớm cập nhật phương án bồi thường hỗ trợ tái định cư vào Kế hoạch tái định cư và Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số của Dự án. Phối hợp hoàn thiện hồ sơ giao đất và chuẩn bị các điều kiện liên quan đến thi công gói thầu xây lắp và một số nội dung liên quan đến công tác hỗ trợ các hộ bị ảnh hưởng trên tuyến.
Ông Giàng A Tính, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Ban Quản lý dự án 2 (Bộ Giao thông - Vận tải) sớm giải ngân vốn của Dự án phục vụ công tác giải phóng mặt bằng, hỗ trợ các đơn vị di chuyển công trình hạ tầng kỹ thuật, hỗ trợ tái định cư, ổn định đời sống người dân bị ảnh hưởng dự án.
Đẩy nhanh công tác thiết kế, cắm cọc giải phóng mặt bằng, sớm bàn giao cọc mốc giải phóng mặt bằng cho địa phương triển khai thực hiện, đảm bảo tiến độ theo kế hoạch. Chủ động phối hợp với địa phương nơi tuyến đi qua hoàn thiện các hồ sơ giao đất và chuẩn bị các điều kiện liên quan đến thi công gói thầu xây lắp; quản lý tốt mặt bằng đã được địa phương bàn giao…
Việc chi vốn cho công tác tái định cư phải do Ban Quản lý dự án 2 thực hiện, không thể sử dụng ngân sách của tỉnh.
Đối với vị trí đã có mặt bằng sạch phải thực hiện thi công trước để sở hữu đất, tránh việc xâm canh của người dân.
Các huyện cần tạo điều kiện về đất đai, thông tin kịp thời với Ban Quản lý dự án 2 để phối hợp nhịp nhàng. Chỉ còn 2 năm nữa Dự án phải hoàn thành trong khi khối lượng công việc lớn và còn nhiều khó khăn, vướng mắc, do đó cần sự quyết tâm rất cao của các bên. Đối với các nhà mạng cần ý kiến với tập đoàn để sớm có phương án bố trí vốn phục vụ công tác di dời hạ tầng kỹ thuật…
Quỳnh Nga