Ăn nhiều rau răm có gây hại?_coi tỷ số
TheĂnnhiềuraurămcógâyhạcoi tỷ sốo Lương y Bùi Đắc Sáng, Hội Đông y Hà Nội, rau răm có nhiều tên gọi khác nhau như thủy liễu, thủy lục, tên khoa học là Persicaria odorata. Cây thích hợp trong môi trường nóng ẩm và ít nước. Rau răm có tính nóng và có tinh dầu, vị hơi đắng và cay.
Trong đông y, rau răm được biết đến với công dụng trừ phong hàn, hoạt huyết, tiêu độc, kích thích tiêu hóa (giúp ăn cơm ngon hơn) và chống viêm hạ khí. Bên cạnh đó, loại rau này có tác dụng chữa sốt, chữa rắn cắn và giảm ham muốn tình dục.
Dù vậy, theo Lương y Sáng, vấn đề giảm ham muốn tình dục khi ăn rau răm chỉ xảy ra với trường hợp ăn liên tục với số lượng nhiều, ít nhất 0,5kg/lần. Vì thế, nếu dùng rau răm như một thứ gia vị cho vào món ăn thì không ảnh hưởng tới khả năng tình dục của nam giới.
Cách dùng và liều dùng
Loại rau này có thể dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác trong đông y. Bạn có thể dùng tươi hoặc phơi khô. Nó có thể được giã nhuyễn và vắt lấy nước uống hoặc đắp trực tiếp lên vết thương. Ngoài ra, loại rau này còn được nấu nước uống khi còn tươi hoặc phơi khô.
Mỗi ngày dùng 20-30g.
Lưu ý khi sử dụng rau răm
Theo Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TPHCM), rau răm không có độc tính, tuy nhiên, dùng với liều lượng quá nhiều có thể gây hại cho sức khỏe. Tính vị của loại rau này là nóng. Vì thế, dùng nhiều sẽ gây thương tổn đến tụy và giảm tinh khí. Điều này gián tiếp ảnh hưởng đến ham muốn tình dục của cả nam và nữ.
Thêm vào đó, phụ nữ dùng quá nhiều có thể mất kinh nguyệt, nếu đang trong chu kỳ thì dễ bị rong kinh. Ngoài ra, người có máu nóng, thể trạng ốm yếu cũng được các bác sĩ khuyên là không nên ăn nhiều rau răm.
Đối với người có thai, ăn quá nhiều rau răm có thể gây sảy thai.
Bài thuốc với rau răm
- Chữa đầy bụng: Rau dùng ở dạng tươi. Sau khi được rửa sạch, rau được giã nhỏ và vắt lấy nước uống. Phần bã rau đắp lên bụng, kết hợp với massage nhẹ nhàng. Bạn nên tập trung vào vùng rốn để đạt hiệu quả cao nhất.
- Chữa cảm cúm: Dùng kết hợp với gừng. Tỷ lệ là 1 nắm rau và 3 lát gừng. Hai thứ này mang đi giã nhuyễn và vắt lấy nước uống. Một vài người dùng loại rau này kết hợp với các vị thuốc đông y để sắc uống với tỷ lệ là: Rau răm 20g, tía tô 20g, xương bồ 16g, kinh giới 16g, kiện 10g và bạch chỉ 10g.
- Chữa tiêu chảy do nhiễm lạnh: Dùng 16g rau ở dạng khô, kết hợp với các vị thuốc như kinh giới 16g, lương khương 12g, bạch truật 12g, quế 10g và gừng nướng 4g. Nấu các vị thuốc này trong 2 bát nước cho đến khi sắc lại thành 1 bát. Mỗi ngày uống 2 lần.
- Chữa nước ăn tay chân: Nước cốt rau răm tươi còn được dùng để chữa nước ăn tay chân. Lưu ý là sau khi thoa cần giữ cho vết thương khô ráo.
- Chữa mụn nhọt ở giai đoạn đầu: Rau còn tươi đem giã nhỏ với vài hạt muối sau đó đắp vào mụn nhọt để giảm cảm giác sưng nóng do mụn gây ra. Ngoài ra, cách làm này còn có tác dụng chống viêm, tiêu độc và hoạt huyết.
相关文章
Vingroup thử nghiệm thành công xe điện tự hành cấp 4
Mẫu xe điện chở khách tự hành cấp độ 4Mẫu xe điện tự hành này vừa được thử nghiệm chạy thành công tạ2025-01-267 người Việt vào danh sách 30 under30 châu Á
7 người Việt dưới 30 tuổi được vinh danh trong lĩnh vực nghệ thuật, truyền thông, thương mại điện tử2025-01-26Trấn Thành dành lời ngọt ngào, gọi Hari Won là 'cục vàng' trong ngày đặc biệt
Trên trang cá nhân, Trấn Thành đăng bài viết chúc mừng sinh nhật Hari Won. Nam MC dành lời cảm ơn đế2025-01-26Doanh nghiệp bưu chính căng sức thoát hàng trước Tết Nguyên đán 2024
Dồn lực đảm bảo bưu gửi đến tay người nhận trước TếtCó mặt tại bưu cục phát Từ Liêm từ 6h sáng 7/2 (2025-01-26Rạp chiếu giường nằm: Thoải mái ôm hôn, riêng tư như phòng ngủ
Do không có nội quy riêng cho phòng chiếu giường nằm nên hành vi thân mật thái quá của khán giả tron2025-01-26Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng gửi thư nhân dịp khai giảng năm học 2020
Trong bức thư gửi tới các thầy cô giáo, cán bộ quản lý ngành giáo dục, các em học sinh, sinh viên và2025-01-26
最新评论