Khai mạc Phiên họp thứ 24 Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV_kq duc2
作者:Cúp C2 来源:La liga 浏览: 【大中小】 发布时间:2025-01-27 15:12:37 评论数:
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu khai mạc Phiên họp. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)
Sáng 14/5,ạcPhiênhọpthứỦybanThườngvụQuốchộikhókq duc2 tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã khai mạc Phiên họp thứ 24.
Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết được tiến hành trong ba ngày (từ ngày 14-16/5), Phiên họp thứ 24, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về hai dự án luật, gồm Luật Công an nhân dân (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số Luật liên quan đến Luật Quy hoạch.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017; đánh giá tình hình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2018; quyết toán ngân sách nhà nước năm 2016; Báo cáo giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 4 của Quốc hội; báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ 5 của Quốc hội.
Cùng với đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về công tác nhân sự; xem xét các báo cáo về tình hình thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội năm 2017; đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết số 1083 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2016-2018, việc ngân sách nhà nước chuyển kinh phí vào Quỹ bảo hiểm xã hội và xem xét, quyết định mức chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2019-2021.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ xem xét, quyết định thành lập Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Riêng nội dung chuẩn bị Kỳ họp thứ 5 của Quốc hội sẽ được gửi xin ý kiến các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội bằng văn bản.
Chủ tịch Quốc hội cho biết, Phiên họp này là phiên cuối để xem xét một số nội dung còn lại trước khi trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5.
Kim ngạch xuất, nhập khẩu đạt mức kỷ lục mới
Tiếp theo, với sự điều khiển của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, các đại biểu đã thảo luận, cho ý kiến về báo cáo của Chính phủ đánh giá, bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017; đánh giá tình hình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2018.
Trên cơ sở tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 9 tháng đầu năm 2017 và dự kiến khả năng thực hiện quý IV, tại Kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2017), Chính phủ đã trình Quốc hội khóa XIV báo cáo đánh giá kết quả tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2017 với 8 chỉ tiêu đạt và 5 chỉ tiêu vượt mục tiêu kế hoạch trong tổng số 13 chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội đã được Quốc hội giao.
Theo báo cáo của Chính phủ, đến nay, qua đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2017, trong số 13 chỉ tiêu đã được thông qua, có bốn chỉ tiêu đạt và tám chỉ tiêu vượt mục tiêu kế hoạch, tăng thêm ba chỉ tiêu vượt kế hoạch so với số đã báo cáo Quốc hội; gồm tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6,81% (số đã báo cáo là 6,7%), tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) bình quân 3,53% (số đã báo cáo là khoảng 4%) và giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều là 1,51%, riêng các huyện nghèo giảm 5% (số báo cáo lần lượt là 1-1,5% và 4%).
Có một chỉ tiêu không đạt kế hoạch so với kết quả đã báo cáo Quốc hội là chỉ tiêu giảm tỷ suất tiêu hao năng lượng trên một đơn vị GDP, chỉ đạt 0,5% (số đã báo cáo và mục tiêu kế hoạch là 1,5%). Nguyên nhân là do chậm triển khai ứng dụng và chuyển đổi các dây chuyền công nghệ sử dụng ít năng lượng ở các ngành sản xuất. Tuy nhiên, kể từ năm 2018, Quốc hội không yêu cầu đặt mục tiêu và đánh giá kết quả thực hiện chỉ tiêu này hằng năm, chuyển sang đặt mục tiêu và đánh giá chỉ tiêu theo giai đoạn 5 năm.
Như vậy, so với số ước tính đã báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV, có 7/13 chỉ tiêu đạt kết quả tích cực hơn, 4/13 chỉ tiêu không thay đổi và 2/13 chỉ tiêu đạt thấp hơn số ước tính đã báo cáo Quốc hội là chỉ tiêu Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội so với GDP và chỉ tiêu Giảm tỷ suất tiêu hao năng lượng trên một đơn vị GDP.
Toàn cảnh phiên khai mạc. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)
Sau khi nghe báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2017 và triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2018 của Chính phủ, các báo cáo thẩm tra, các đại biểu cơ bản nhất trí cho rằng, nhìn lại năm 2017, kết quả nổi bật nhất là kinh tế có mức tăng trưởng đột phá và ấn tượng, đạt mức cao nhất kể từ năm 2011 đến nay trên nền lạm phát được kiểm soát ở mức thấp (dưới 4%) và các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm.
Nền kinh tế tăng trưởng đồng đều và khởi sắc trên các ngành, lĩnh vực, đặc biệt công nghiệp chế biến, chế tạo tăng mạnh, cao nhất trong bảy năm gần đây; các ngành dịch vụ đạt khá; kim ngạch xuất, nhập khẩu đạt mức kỷ lục mới... Điều này thể hiện nỗ lực lớn của Chính phủ và các cấp, các ngành trong bối cảnh nền kinh tế đang chuyển đổi mô hình tăng trưởng, giảm dần dựa vào khai thác tài nguyên, nhất là dầu thô, chuyển hướng sang lấy công nghiệp chế biến, chế tạo và dịch vụ làm nòng cốt.
Cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng tích cực. Tỷ trọng ngành nông, lâm và thủy sản tiếp tục giảm, tỷ trọng ngành công nghiệp-xây dựng và dịch vụ tiếp tục tăng, trong đó dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất. Tín dụng tăng trưởng khá, chất lượng tín dụng được cải thiện, thanh khoản và an toàn hệ thống được đảm bảo. Thu ngân sách nhà nước vượt mục tiêu đề ra. Bội chi ngân sách khoảng 3,48% GDP, thấp hơn số Quốc hội đã thông qua là 3,5% GDP.
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình cho rằng, trong lĩnh vực nông nghiệp, vấn đề xuất khẩu có những chuyển biến tích cực, năng lực cạnh tranh tăng, giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) năm 2017 đã tăng lên...
Nhấn mạnh sự bền vững của nền kinh tế, ông Phan Thanh Bình đặt vấn đề, hiện nay đang chuyển sang phát triển kinh tế chiều sâu, vậy vấn đề chuẩn bị được đặt ra như thế nào? "Chúng ta phát triển hiện dựa vào vốn và lao động, tuy nhiên đây không phải là nền móng để phát triển cho giai đoạn tới, đặc biệt trong giai đoạn cách mạng 4.0 khi vốn của chúng ta không lớn và sức lao động của chúng ta không phải là thế mạnh để cạnh tranh."
Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu tán thành các báo cáo đánh giá bổ sung của Chính phủ và các báo cáo thẩm tra của các cơ quan của Quốc hội; cho rằng hơn một năm qua với sự điều hành quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, nhất là những hành động đi sâu vào xử lý những "điểm nghẽn," những "nút thắt," các điểm yếu, nên kinh tế vĩ mô ổn định và tăng trưởng rõ nét, đặc biệt là lĩnh vực xuất nhập khẩu năm 2017 và những tháng đầu năm 2018 ở mức rất cao.
Năm 2017, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt mức kỷ lục 214 tỷ USD, tăng 21,2% so với năm trước, vượt xa mục tiêu kế hoạch đề ra là tăng 6-7%, chủ yếu nhờ sự tăng trưởng về lượng các loại hàng hóa xuất khẩu; sự phục hồi và tăng trở lại giá cả hàng hóa xuất khẩu, đặc biệt đối với mặt hàng hạt điều, dầu thô, cao su. Đồng thời, nhóm hàng công nghiệp chế biến (chiếm tỷ trọng 81,1% tổng kim ngạch xuất khẩu) với nhiều mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn đạt tốc độ tăng trưởng khá cao đã góp phần vào tăng trưởng xuất khẩu.
Kim ngạch nhập khẩu cả năm 2017 đạt 211,1 tỷ USD, tăng 20,6% so với năm 2016, cơ cấu nhập khẩu theo xu hướng tích cực, nhằm mục tiêu phục vụ sản xuất và xuất khẩu. Năm 2017, xuất siêu 2,9 tỷ USD, chiếm 1,4% tổng kim ngạch xuất khẩu, vượt mục tiêu Quốc hội đề ra.
Trên đà đó, quý 1/2018, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 107,3 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm 2017, trong đó kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước đạt 54,3 tỷ USD, tăng 22% (cùng kỳ tăng 14,8%), kim ngạch hàng hóa nhập khẩu ước đạt 53 tỷ USD, tăng 13,6% (cùng kỳ tăng 24,4%). Nhập siêu chỉ xuất hiện trong tháng 1/2018, là tháng nhu cầu nhập hàng hóa phục vụ tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán tăng cao, nhưng đã trở lại xuất siêu vào tháng 2/2018 và tính chung quý 1 vừa qua, xuất siêu đạt khoảng 1,3 tỷ USD.
Tại phiên họp, các đại biểu đánh giá, năng suất lao động của Việt Nam có sự cải thiện đáng kể theo hướng tăng đều qua từng năm. Tuy nhiên, nếu tính theo sức mua tương đương, năng suất lao động của Việt Nam còn thấp so với nhiều nước trong khu vực với mức chênh lệch ngày càng gia tăng. Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến năng suất lao động của Việt Nam thấp và còn khoảng cách xa so với các nước trong khu vực ASEAN là tăng trưởng tiếp tục dựa vào chiều rộng, chủ yếu nhờ đóng góp của yếu tố tăng vốn đầu tư và tăng năng suất lao động, đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) còn thấp, năm 2017 đạt mức 45,19%...
Nhất trí với các kết quả đạt được như Báo cáo của Chính phủ, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nêu rõ kinh tế quý 1/2018 với sự bứt phá về GDP tăng 7,38% đem lại kỳ vọng lớn, nhưng cũng tạo áp lực không nhỏ về tăng trưởng GDP trong ba quý còn lại của năm, nếu tăng trưởng vẫn định hình như các năm trước, quý sau cao hơn quý trước.
Ngoài hai lĩnh vực công nghiệp và xuất khẩu, chưa phát huy đầy đủ tiềm năng của các lĩnh vực khác cũng như khả năng đóng góp của từng vùng kinh tế trọng điểm và một số địa phương là các cực tăng trưởng của đất nước.
Áp lực lạm phát năm 2018 còn tiềm ẩn. Trong một số ngành, lĩnh vực cụ thể, còn khó khăn, vướng mắc như chưa có sự gắn kết thường xuyên giữa hoạt động sản xuất nông nghiệp với nhu cầu thị trường, vẫn phải “giải cứu” nông sản; công tác dự báo, thống kê chưa đáp ứng yêu cầu chủ động, từ xa, mang tầm chiến lược; giá trị gia tăng của sản phẩm một số ngành công nghiệp tăng chậm, chưa tham gia nhiều vào mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu; mức độ liên kết và hợp tác kinh doanh giữa các doanh nghiệp cùng một ngành và giữa các ngành còn hạn chế...
Chiều 14/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục cho ý kiến về báo cáo của Chính phủ đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017; đánh giá tình hình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2018./.
Theo TTXVN