Bức hình với các đường màu xám sọc ngang,ứchìnhchấmđenthànhhiệntượngmạnhận định bắc macedonia dọc và chéo giao cắt đều nhau. Khi bạn nhìn, 12 chấm đen chớp nháy liên tục lại giao điểm các đường màu xám. Sau 6 tiếng đăng hình, bức ảnh đã được chia sẻ 6.000 lần, nhiều người phát cuồng vì không thể nhìn thấy 12 chấm đen cùng lúc.
Thực tế, ảo ảnh này đã xuất hiện trên Facebook trước đó một ngày bởi giáo sư tâm lý Nhật Bản Akiyoshi Kitaoka, và cũng đã được chia sẻ 4.600 lần.
Rất ít người có thể nhìn thấy 12 chấm đen cùng lúc. Ảnh: Will Kerslake. |
Lật lại lịch sử, ảo ảnh này xuất hiện trên một bài báo thuộc tạp chí khoa học Perception năm 2000.
Thực tế, có đủ 12 chấm đen trong hình, nhưng đa số người xem không thể thấy chúng cùng lúc. "Họ nghĩ, đây là một khủng hoảng triết học về tồn tại", Derek Arnold, nhà khoa học hình ảnh tại Đại học Queensland, Australia phân tích, "Làm sao tôi biết đâu là hình ảnh thật?".
Ông nói thêm, những nhà khoa học hiểu rằng hình ảnh do hệ thống thị giác chúng ta tạo ra đôi khi không trùng khớp với sự thật. Trong ảo ảnh này, các đốm đen ở trung tâm ánh nhìn của bạn sẽ luôn xuất hiện, nhưng cùng lúc đó các chấm đen ở xung quanh sẽ ẩn hiện liên tục.
Đó là bởi vì mắt người có tầm nhìn ở biên rất tệ. Nếu bạn tập trung vào một từ ở giữa câu này, bạn sẽ thấy nó rất rõ. Nhưng nếu bạn thử đọc cả câu mà không di chuyển mắt, các chữ hầu như rất mờ ảo.
Kết quả, bộ não thường tự đoán xem các hình ảnh ở ngoại biên tầm mắt trông như thế nào, và nó hiển thị hình ảnh theo phỏng đoán đó.
Nghĩa là, nếu bạn nhìn vào một đốm đen ở trung tâm tầm mắt, toàn bộ hệ thống thị giác của bạn sẽ bắt đầu "điền" vào các khoảng xung quanh. Với những đường xám dọc ngang đều đều theo quy luật trên nền trắng, bộ não "đoán" rằng ở biên cũng có các hình ảnh tương tự, do đó nó "xóa" đi các chấm đen, vốn không nằm trong quy luật.