Những nội dung chính trong Nghị quyết Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV_tỷ lệ kèo 888

时间:2025-01-12 20:22:41来源:Betway作者:Nhận Định Bóng Đá

Một phiên họp của Quốc hội. (Ảnh: TTXVN)

Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 122/2020/QH14 Kỳ họp thứ 9,ữngnộidungchínhtrongNghịquyếtKỳhọpthứQuốchộikhótỷ lệ kèo 888 Quốc hội khóa XIV.

Thông qua 10 luật, 21 nghị quyết

Nghị quyết nêu rõ Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV đã thành công tốt đẹp và hoàn thành toàn bộ chương trình với nhiều nội dung được xem xét, quyết định.

Quốc hội đã thông qua 10 luật: Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; Luật Thanh niên; Luật Doanh nghiệp; Luật Đầu tư; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng.

Quốc hội cũng thông qua 21 nghị quyết trong đó có nhiều Nghị quyết quan trọng như: Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh châu Âu; Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa một bên là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và một bên là Liên minh châu Âu và các nước thành viên Liên minh châu Âu; Nghị quyết về việc gia nhập Công ước số 105 của Tổ chức Lao động quốc tế về Xóa bỏ lao động cưỡng bức.

Quốc hội thông qua Nghị quyết về công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp đầu tư theo Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa một bên là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và một bên là Liên minh Châu Âu và các nước thành viên Liên minh Châu Âu; Nghị quyết về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em; Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030...

Quốc hội đã cho ý kiến 6 dự án luật gồm: Luật Thỏa thuận quốc tế; Luật Biên phòng Việt Nam; Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi); Luật Cư trú (sửa đổi); Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã xem xét các báo cáo: Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2019 và tình hình triển khai kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2020; đánh giá bổ sung kết quả thực hiện ngân sách nhà nước năm 2019, tình hình triển khai thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2020; tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri, nhân dân gửi đến kỳ họp thứ 9; kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 8 và một số báo cáo khác của cơ quan, tổ chức hữu quan.

Phấn đấu đạt mức cao nhất chỉ tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2020

Quốc hội ghi nhận, đánh giá cao sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, kịp thời, hiệu quả cao của Chính phủ, tinh thần phấn đấu của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân đã khắc phục khó khăn, nỗ lực vượt qua thách thức để hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước năm 2019.

Quốc hội cho rằng trong những tháng đầu năm 2020, tình hình quốc tế, trong nước có những biến động lớn chưa từng có do tác động của đại dịch COVID-19. Kinh tế thế giới rơi vào suy thoái, các đối tác lớn của nước ta đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hầu hết các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế nước ta chịu tác động nặng nề, nhiều hoạt động kinh tế-xã hội ngưng trệ. Biến đổi khí hậu, hiện tượng thiên tai khắc nghiệt ở trong nước gây nhiều tác động tiêu cực đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống của người dân.

Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân cùng cả hệ thống chính trị đã chung sức, đồng lòng, nỗ lực vượt bậc tạo nên sức mạnh tổng hợp để cùng Chính phủ vừa quyết liệt phòng, chống dịch hiệu quả, vừa quyết tâm phát triển kinh tế-xã hội và khắc phục hậu quả thiên tai. Dịch bệnh cơ bản đã được kiểm soát, lây nhiễm trong cộng đồng thấp, tỷ lệ người mắc bệnh trên quy mô dân số thấp, chưa có trường hợp tử vong do dịch bệnh; kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn của nền kinh tế được duy trì ổn định, tạo thuận lợi cho phục hồi và phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Nhân dân ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước. Vai trò, vị thế, hình ảnh của Việt Nam được khẳng định trên trường quốc tế.

Quốc hội yêu cầu Chính phủ, các cấp, các ngành, địa phương tiếp tục phát huy những kết quả tích cực đạt được trong phòng, chống dịch, đề cao tinh thần trách nhiệm, chủ động phòng ngừa, ứng phó kịp thời, hiệu quả với những diễn biến mới của dịch bệnh; tiếp tục kiểm soát chặt các nguồn lây nhiễm từ bên ngoài, không để dịch bệnh bùng phát, lây lan trở lại.

Đồng thời, chủ động bám sát tình hình thực tế để chỉ đạo, điều hành thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp mà Quốc hội đã đề ra tại Nghị quyết số 85/2019/QH14 về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2020 nhằm sớm phục hồi kinh tế, giữ ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, việc làm, đời sống đối với người lao động, đối tượng chính sách, người có công, người nghèo, người yếu thế và phấn đấu đạt mức cao nhất các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2020.

Đại biểu dự một phiên họp tại kỳ họp thứ 9. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Quốc hội yêu cầu Chính phủ, các cấp, các ngành, địa phương triển khai nhanh, có hiệu quả các gói kích thích phát triển kinh tế; phát triển mạnh thị trường hàng hóa, dịch vụ trong nước, đẩy mạnh du lịch nội địa, căn cứ tình hình và khả năng kiểm soát dịch bệnh để mở cửa du lịch nước ngoài, thực hiện có hiệu quả các giải pháp kích cầu tiêu dùng nội địa.

Các cấp, các ngành, địa phương có cơ chế, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc, nhất là doanh nghiệp công nghệ cao, tiềm lực mạnh; ưu tiên, đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ, nhất là công nghệ số, vật liệu mới để tạo ra những đột phá trong phát triển kinh tế-xã hội; có giải pháp cụ thể, khả thi, trước mắt và lâu dài bảo đảm an ninh nguồn nước trong bối cảnh diễn biến phức tạp của thiên tai, biến đổi khí hậu; chú trọng sản xuất nông nghiệp, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia; giữ vững chủ quyền quốc gia, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, phục vụ tốt Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Theo Nghị quyết, Quốc hội quyết nghị kéo dài thời kỳ ổn định ngân sách nhà nước giai đoạn 2017-2020 sang năm 2021; lùi thời gian ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên sang năm 2021 để áp dụng cho thời kỳ ổn định ngân sách mới. Riêng việc ban hành nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư công và các luật, nghị quyết khác có liên quan.

Quốc hội quyết nghị bổ sung dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2020 để bổ sung vốn điều lệ cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2019 tương ứng với số lợi nhuận sau thuế thực nộp ngân sách nhà nước năm 2020 của Agribank, không vượt quá 3.500 tỷ đồng. Chính phủ bảo đảm việc đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho Agribank đúng quy định của Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.

Chưa điều chỉnh mức lương cơ sở và lương hưu

Quốc hội giao Chính phủ chủ động trong điều hành ngân sách nhà nước năm 2020 phù hợp với tình hình thực tế; tập trung thực hiện các giải pháp chống thất thu, tiết giảm chi ngân sách nhà nước, cắt giảm tối thiểu 70% kinh phí hội nghị, đi công tác trong và ngoài nước còn lại của các bộ, cơ quan trung ương, địa phương (trừ Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Y tế; kinh phí thực hiện năm Chủ tịch ASEAN, năm Chủ tịch AIPA, các hoạt động ngoại giao quốc gia khác của Bộ Ngoại giao) và tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên khác còn lại của năm 2020.

Chính phủ chỉ đạo các địa phương chủ động sử dụng nguồn lực của địa phương để thực hiện các nhiệm vụ chi quan trọng. Trường hợp hụt thu và phải chi những khoản chi cần thiết nhưng thiếu nguồn thì sử dụng dự phòng ngân sách, quỹ dự trữ tài chính, tăng thu, tiết kiệm chi và các nguồn hợp pháp khác. Trường hợp sau khi sử dụng tất cả các giải pháp và nguồn lực trên mà còn khó khăn thì Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định điều chỉnh các chỉ tiêu về ngân sách nhà nước tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV.

Trong trường hợp cần thiết, Chính phủ chủ động điều chỉnh kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách trung ương năm 2020 giữa các bộ, ngành, địa phương trong tổng mức vốn ngân sách trung ương năm 2020 đã được Quốc hội quyết định, bảo đảm việc sử dụng vốn đầu tư công tiết kiệm, hiệu quả, tránh lãng phí vốn, nhất là đối với các dự án chậm triển khai, kém hiệu quả và báo cáo Quốc hội về việc điều chỉnh này tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV.

Nghị quyết nêu rõ chưa thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và lương hưu từ ngày 1/7/2020. Căn cứ tình hình thực tế, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thời điểm điều chỉnh mức lương cơ sở.

Chính phủ tiếp tục triển khai thực hiện và kịp thời báo cáo Quốc hội về những vấn đề đặt ra trong thực tế nhằm thực hiện tốt nhất Nghị quyết số 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Nghị quyết số 51/2017/QH14 về điều chỉnh lộ trình thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới theo Nghị quyết số 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Chính phủ tổng kết, rút kinh nghiệm quá trình xã hội hóa việc biên soạn, phát hành sách giáo khoa lớp 1; tiếp tục chỉ đạo việc biên soạn, thẩm định sách giáo khoa từ lớp 2 đến lớp 12 bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới theo lộ trình quy định; hoàn thiện quy trình, chính sách biên soạn sách giáo khoa phổ thông. Khi thực hiện biên soạn sách giáo khoa theo phương thức xã hội hóa, nếu mỗi môn học cụ thể đã hoàn thành ít nhất một sách giáo khoa được thẩm định, phê duyệt theo quy định của Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 thì không triển khai biên soạn sách giáo khoa sử dụng ngân sách nhà nước của môn học đó.

Bên cạnh đó, bảo đảm giá sách giáo khoa phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội, thu nhập của người dân; có chính sách hỗ trợ sách giáo khoa đối với học sinh, thư viện trường phổ thông vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi; bảo đảm các điều kiện về đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục để triển khai chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới; tổ chức tốt kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2020.

Nghị quyết nêu rõ: Kết thúc việc thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam theo Nghị quyết số 30/2016/QH14 về thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam và Nghị quyết số 74/2018/QH14 kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV kể từ ngày 1/7/2020 khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam số 51/2019/QH14 có hiệu lực./.

Theo TTXVN

相关内容
推荐内容