Chương trình "Bộ trưởng gặp gỡ nhà giáo,ộtrưởngBộnữ chelsea cán bộ quản lý, nhân viên ngành giáo dục - đào tạo năm 2023" sẽ được theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến giữa điểm cầu đặt tại Bộ GD-ĐT và 63 tỉnh, thành.
Đây cũng là lần đầu tiên Bộ trưởng GD-ĐT đối thoại với giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên trong ngành giáo dục của cả nước.
Chia sẻ với VietNamNet, ông Nguyễn Ngọc Ân, Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam, cho biết nội dung cuộc đối thoại xoay quanh về đời sống, việc làm và các nội dung chỉ đạo của Bộ GD-ĐT từ mầm non đến đại học.
Qua đó, Bộ trưởng muốn lắng nghe, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, những khó khăn của nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên trong quá trình thực hiện đổi mới giáo dục hiện nay.
Từ đó, giúp việc định hướng chính sách phù hợp để phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành GD-ĐT và thực hiện thành công đổi mới giáo dục.
Qua thống kê, đã có hơn 6.000 ý kiến được gửi về từ hai nhóm đối tượng: Cán bộ, giáo viên bậc phổ thông và cán bộ, giảng viên bậc đại học.
Giáo dục phổ thông tập trung vào 3 nhóm vấn đề lớn. Thứ nhất liên quan đến triển khai Chương trình GDPT 2018 (dạy học các môn tích hợp, bố trí giáo viên, tổ chức các cuộc thi trong nhà trường…). Thứ hai liên quan đến chế độ chính sách nhà giáo (tiền lương, phụ cấp, tuổi nghỉ hưu của giáo viên mầm non…). Thứ 3 liên quan đến điều kiện làm việc của đội ngũ giáo viên (trường lớp, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, hệ thống máy tính, nhà công vụ…).
Đối với khối giáo dục đại học, có khoảng hơn 200 ý kiến của các giảng viên, tập trung vào 4 nhóm vấn đề gồm: Tự chủ đại học và vai trò đội ngũ giảng viên trong thực hiện tự chủ đại học; nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trong các nhà trường; vấn đề chuyển đổi số trong giáo dụcvà thích ứng của các trường đại học với chuyển đổi số; cơ sở vật chất, quy hoạch mạng lưới…
Theo kế hoạch, buổi sáng, Bộ trưởng GD-ĐT sẽ đối thoại với giáo viên bậc mầm non, phổ thông. Chiều cùng ngày, ông gặp gỡ giảng viên đại học.