Ông Cao Xuân Dìn,ặttrờichânlýchótrực tiếp bóng đá hôm nay ngoại hạng anh Bí thư Chi bộ ấp 3, xã Hưng Hòa, huyện Bàu Bàng từ lâu đã được biết đến là một tấm gương trong học tập, làm theo Bác, đặc biệt là trong thực hiện Chỉ thị 05-CT/ TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Với ông, việc “làm theo Bác” đã trở thành công việc thường xuyên trong cuộc sống, ông luôn tự dặn mình phải sống và làm việc sao cho xứng đáng.
Với ông Cao Xuân Dìn, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh không phải tính bằng 5 năm hay 10 năm mà ông bảo, đã học và làm theo Bác từ khi “mặt trời chân lý chói qua tim”. Năm 1968, khi đó ông tròn 18 tuổi, như bao nhiêu người con nước Việt khác, ông chính thức trở thành anh “bộ đội Cụ Hồ”. Tuổi xuân phơi phới, 3 tháng 15 ngày ròng rã, ông khoác ba lô hành quân theo đường Trường Sơn vào Nam chiến đấu. Làm sao kể hết những khó khăn, ác liệt trên đường đi. Bao nhiêu cơn sốt rét rừng, bom rơi đạn lạc, bao nhiêu đồng đội của ông đã mãi mãi nằm lại trên con đường Trường Sơn huyền thoại... Nhưng bằng niềm tin tất thắng, bằng sự tin tưởng vào con đường giải phóng, thống nhất non sông mà Đảng và Bác Hồ đã vạch ra, ông cùng đồng chí, đồng đội vượt qua khó khăn, vào Nam chiến đấu cho đến ngày giành được độc lập như Bác hằng mong muốn.
Với ông Cao Xuân Dìn, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã trở thành việc làm thường xuyên trong cuộc sống.Ảnh: T.THẢO
Ông Cao Xuân Dìn tâm sự: “Vượt Trường Sơn với nhiều khó khăn, ác liệt nhưng với những người đang sống, đang đi như chúng tôi lúc đó thì hãnh diện lắm. Chúng tôi lúc ấy nhìn hình ảnh Bác Hồ là thấy thiêng liêng lắm, luôn ở trong tim. Một vị cha già của dân tộc, Bác không chỉ được người Việt Nam kính trọng mà được cả thế giới ngưỡng mộ. Vì vậy, chính từ những giây phút ấy, tôi đã nguyện sống, học tập, chiến đấu theo gương theo Bác”.
Hòa bình lập lại, ông Cao Xuân Dìn trở về quê hương Thanh Hóa công tác tại địa phương. Đến năm 1979, chiến tranh biên giới nổ ra, ông lại hăng hái khoác ba lô lên đường nhập ngũ. Năm 1981, ông phục viên lần 2, trở lại quê hương làm công tác xã hội địa phương. Và đến năm 1984, khi Nhà nước thực hiện chủ trương đưa dân đi kinh tế mới, gia đình ông Cao Xuân Dìn cũng hăng hái xung phong và gắn bó với mảnh đất Hưng Hòa này từ đó đến nay. Ông Cao Xuân Dìn chia sẻ: “Với tôi, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh như là ăn cơm, uống nước hàng ngày. Không phải là những điều quá cao siêu, mà tôi học Bác từ đạo đức lối sống hàng ngày cho đến công việc chuyên môn. Đó là sống thật thà, giản dị, biết kính trên nhường dưới. Trong công việc luôn làm hết mình, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao...”. Ông Cao Xuân Dìn cho biết, ông rất tự hào vì 50 năm qua, ông luôn cố gắng rèn luyện mình, không để xảy ra khuyết điểm, không để thị phi, không tham ô, hối lộ hay lạm dụng chức quyền... Với ông, học và làm theo Bác vừa là trách nhiệm, vừa là đạo đức lối sống của mỗi cán bộ, đảng viên và người dân nói chung.
Với đức tính đó, năm 2007, ông Cao Xuân Dìn tuy được nghỉ hưu nhưng không chịu vui thú điền viên mà tiếp tục nhận nhiệm vụ Bí thư Chi bộ ấp 3, kiêm Trưởng Ban điều hành ấp 3. Ông Dìn nói: “Ngày tôi nhận nhiệm vụ mới cũng là thời điểm cuộc vận động học tập và làm theo Bác được phát động. Những năm sau đó, chúng ta lại có Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và hiện nay là Chỉ thị 05-CT/TW về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Từ những việc nêu gương của bản thân, tiên phong đi đầu trong mọi công việc, ông cùng tập thể chi bộ, ban điều hành ấp đã đưa việc “làm theo Bác” trở thành phong trào thi đua. Ở Chi bộ ấp 3, việc học tập, làm theo Bác không chỉ được thực hiện tốt trong công tác triển khai, tuyên truyền mà còn có rất nhiều mô hình hay “làm theo Bác”. Chủ trương của chi bộ là xây dựng các mô hình “làm theo Bác” phải thiết thực, có ý nghĩa và phù hợp với cán bộ, đảng viên và nhân dân. Có như vậy, “làm theo Bác” mới phát huy hiệu quả, đi vào chiều sâu và có sự lan tỏa mạnh mẽ, được mọi người đồng tình hưởng ứng.
Hiện nay, tại ấp 3, xã Hưng Hòa xuất hiện nhiều mô hình làm theo Bác như Ban điều hành ấp thì có mô hình phát động nhân dân treo cờ đúng quy cách; Ban công tác Mặt trận thì vận động hỗ trợ cho các hộ khó khăn; Chi hội Phụ nữ thì có mô hình góp vốn giúp nhau làm kinh tế... Nhưng nổi bật nhất là mô hình “Đường thông hè thoáng” và mô hình “Đảng viên gắn bó với nhân dân nơi cư trú”. Giới thiệu về các mô hình này, ông Dìn cho biết, trên địa bàn ấp có 4 tuyến đường liên ấp và 10 tuyến đường xương cá. Mỗi tháng chi bộ vận động nhân dân ra quân dọn dẹp, phát quang bụi rậm từ 3 - 4 lần/tháng. Nhờ đó đường sá ở ấp luôn thông thoáng, sạch sẽ. Đồng thời, người dân còn đóng góp hàng chục triệu đồng để dặm vá những tuyến đường hư hỏng, xuống cấp mà không trông chờ vào kinh phí Nhà nước.
Đặc biệt, mô hình “Đảng viên gắn bó với nhân dân nơi cư trú” đã thực sự phát huy hiệu quả. Cụ thể, chi bộ phân công mỗi đảng viên phụ trách từ 3 - 4 hộ dân ở khu vực mình sinh sống. Đầu tiên là đảng viên vận động, tuyên truyền người dân thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; sau đó nắm bắt, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân xem họ cần gì, muốn gì... “Có như vậy, chúng ta mới sâu sát được quần chúng, hiểu được quần chúng. Đối với những hộ khó khăn, được chi bộ, ban điều hành ấp vận động nhân dân đóng góp tiền, quà hỗ trợ. Nhờ đó, đời sống người dân ngày càng nâng lên, từng bước cải thiện”, ông Dìn nói.
Nhờ luôn cố gắng nêu gương trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh mà ông Cao Xuân Dìn ngày càng hoàn thiện bản thân mình, được nhân dân tin yêu. Còn ấp 3, xã Hưng Hòa thì ngày càng phát triển, đời sống nhân dân cũng ngày một khấm khá hơn.
Thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW, năm 2016, Chi bộ ấp 3 có các mô hình “Làm theo Bác” hiệu quả. Điển hình như mô hình “Đường thông hè thoáng”, năm 2016 đã vận động nhân dân đóng góp 25 triệu đồng để sửa chữa, dặm vá 2,5km đường giao thông nông thôn bị hư hỏng, xuống cấp và vận động người dân tham gia phát quang, dọn dẹp các tuyến đường. Mô hình “Đảng viên gắn bó với nhân dân” đã có 19 ý kiến của nhân dân đóng góp xây dựng nông thôn mới. Mô hình “Thắp sáng làng quê” đã vận động nhân dân tự gắn 40 bóng đèn…