Xe thiết giáp bánh xích M113 được quân đội Mỹ sử dụng phổ biến trong Chiến tranh Việt Nam để chở quân với những ưu điểm như nhẹ,ếtgiápMđượcViệthóavềhỏalựlich thi dau laliga cơ động và có thể bơi. Tuy nhiên các kỹ sư công nghiệp quốc phòng Việt Nam nhận thấy có thể nâng cao sức mạnh chiến đấu của M113 với những khí tài mà chúng ta có thể tự sản xuất, chế tạo.
Về cơ bản trên M113 sẽ có 1 khẩu trọng liên cỡ đạn 12,7 mm có thể bắn cả mục tiêu trên không và 2 khẩu đại liên cỡ đạn 7,62 mm bắn 2 bên hông để yểm trợ và tiêu diệt sinh lực địch. Để nâng cấp, Việt Nam đã dùng thay thế một số mẫu súng khác cùng cỡ đạn nhưng khối lượng nhẹ hơn và tốc độ bắn nhanh hơn. Đơn cử như khẩu 12,7 mm của Việt Nam nhẹ chỉ bằng 1/3 so với khẩu M2HB 12,7 mm, tốc độ bắn 700 phát/phút so với khoảng 600 phát/phút của M2HB. Tất cả những loại súng Việt Nam sản xuất tất nhiên cũng sẽ được cung cấp chủ động hơn về nguồn đạn.
Đáng chú ý nhất là khẩu súng chống tăng SPG-9T2 uy lực cỡ đạn 73 mm do Việt Nam làm chủ chế tạo cũng được cải tiến để lắp ráp trên xe M113. SPG-9T2 hiện là một trong những niềm tự hào của Quân đội Nhân dân Việt Nam với tầm bắn căng đến 800m, mặc dù sẽ tăng trọng của xe M113 nhưng khả năng chiến đấu thì được đẩy lên tối đa. Trên xe M113, tất cả súng máy đều được trang bị kính ngắm đêm chuyên dụng.
Hệ thống kính ngắm lái trong đêm của M113 thì dùng cơ chế thụ động khuếch đại ánh sáng yếu (ánh trăng, ánh lửa, ánh đèn từ xa), không dùng kính phát hồng ngoại chủ động, vì thế loại trừ được khả năng bị đối phương phát hiện trong thời đại ra-đa phổ biến như hiện nay. Trên xe M113 cũng được lắp hệ thống thông tin liên lạc mới, máy thu phát vô tuyến điện sóng cực ngắn nhảy tần VRU 812/B do Viettel cung cấp, như vậy là hoàn chỉnh cho một bước nâng cấp “Việt hóa” toàn diện và hiện đại.
Toàn bộ câu chuyện về quá trình “Việt hóa” sức mạnh chiến đấu của xe thiết giáp M113 được nói đến trong một đoạn phóng sự của Kênh truyền hình Quốc phòng Việt Nam (QPVN), bạn có thể xem lại dưới đây: