- Người đứng đầu ngành TT&TT khẳng định mong muốn của ông trong nhiệm kỳ này là các doanh nghiệp TT&TT của Việt Nam phải vươn ra được những thị trường lớn như châu Âu,ộtrưởngTrươngMinhTuấngặpmặtcáccánbộlãothàbang xep hang hai duc thế giới, sau khi đã có được thành tựu bước đầu ở môi trường khu vực.
Thông điệp này được Bộ trưởng Trương Minh Tuấn chia sẻ tại buổi gặp mặt các cán bộ hưu trí và cán bộ ATK nhân kỷ nhiệm ngày truyền thống ngành TT&TT sáng nay, 25/8. Tham dự buổi lễ có các đồng chí lãnh đạo Bộ qua các thời kỳ, cùng các cán bộ lão thành kỳ cựu của ngành. Trong không khí thân mật, ấm cùng, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn đã chia sẻ với các cán bộ lão thành những nét chính trong bức tranh phát triển của ngành TT&TT năm qua. "Trong hơn 30 năm đổi mới đất nước, ngành TT&TT đã trở thành Ngành tiên phong thực hiện đường lối Đổi mới một cách sáng tạo với quyết sách “Đi thẳng vào công nghệ hiện đại, số hóa, đa dịch vụ”, phát triển toàn diện ở cả 5 lĩnh vực viễn thông, CNTT, báo chí, xuất bản, bưu chính, có tốc độ phát triển cao cả về quy mô, doanh thu và thị trường. Sự phát triển mạnh mẽ của Ngành đã có tác động trực tiếp, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng của đất nước và hội nhập quốc tế", ông nhấn mạnh.
Chính vì vậy, Bộ trưởng quyết liệt yêu cầu các đơn vị của Bộ, ngành thường xuyên giữ liên hệ chặt chẽ với cán bộ lão thành, hưu trí, lắng nghe ý kiến, tăng cường sự gắn bó nghĩa tình để kịp thời thăm hỏi, hỗ trợ, giúp đỡ các gia đình neo đơn, gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Tâm sự tại cuộc gặp mặt, các cán bộ "cao niên" đều bày tỏ sự vui mừng trước thành tựu phát triển của ngành, cũng như đưa ra những ý kiến đóng góp, đề xuất cho lãnh đạo Bộ TT&TT đương nhiệm. Nguyên Bộ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông Đỗ Trung Tá cho biết, sự phát triển của ngành thời gian qua là dấu ấn đáng tự hào. "Cá nhân tôi rất vui khi biết Bộ TT&TT luôn quan tâm đến vấn đề an toàn thông tin, bí mật thông tin. Có thể nói vấn đề này hiện đang là quốc sách vì giữa mạng ảo với mạng thực gần như không có phân biệt nữa. ATTT không chỉ là công cụ để bảo vệ khách hàng, người dùng mà còn là công cụ để ngăn chặn nguy cơ chiến tranh điện tử, khủng bố trên mạng. Đây là mối bận tâm của tất cả các nước chứ không của riêng Việt Nam". Chính vì thế, ông kỳ vọng trong thời gian tới, Bộ sẽ tăng cường đầu tư hơn nữa cho an toàn, an ninh thông tin. "Làm sao vừa đảm bảo doanh thu nhưng đồng thời cũng đảm bảo được môi trường mạng lành mạnh, người dân yên tâm sử dụng".
Trong khi đó, nguyên Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông Mai Liêm Trực cũng chia sẻ, ông rất vui với những kết quả mà ngành đạt được trong năm 2015, dù đây là năm mà ngành TT&TT trải qua đợt tái cấu trúc rất mạnh. Các doanh nghiệp lớn, các cơ quan truyền thông dù tái cấu trúc nhưng đều có thành tích sản xuất kinh doanh, hoạt động rất tốt. "Bộ ngày càng quản lý đa ngành đa nghề, độ phức tạp ngày càng cao trong điều kiện công nghệ, toàn cầu hóa phát triển rất nhanh. Sự vững tay của lãnh đạo Bộ là yếu tố rất quan trọng để các lĩnh vực quản lý đều phát triển. Rất mong mỗi thế hệ khi cầm cây gậy tiếp sức của thế hệ cha anh đi trước đều làm tròn trách nhiệm của mình, xứng với truyền thống của ngành", ông Mai Liêm Trực nhắn gửi. Xuất bản là vấn đề mà ông Vũ Khắc Liên, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin, nay đã ở tuổi 83, đặc biệt quan tâm. "Sách tốt nhiều nhưng sách xấu cũng rất nhiều. Sự liên kết giữa nhà xuất bản với các nhà sách tuy có giúp ngành phát triển, nhưng cũng nảy sinh nhiều vấn đề vì tư nhân chủ yếu quan tâm đến mục đích kiếm lời. Rất mong Bộ lưu tâm đến ngành xuất bản".
Có cùng quan điểm, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn thừa nhận thời gian qua sách lậu tràn lan, nhiều ấn phầm tuồn từ bên ngoài về, tác động lớn đến giáo dục đạo đức xã hội. "Bộ rất quan tâm đến những vấn đề này. Chúng tôi đã phối hợp với Hội Xuất bản, cử nhiều đội chuyên ngành đi kiểm tra, chấn chỉnh", ông cho biết. Còn ông Đặng Đình Lâm, nguyên Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông mong muốn, ngành TT&TT, với bản chất là ngành kinh tế kỹ thuật thiết yếu, sẽ luôn sẵn sàng để nắm bắt những xu hướng mới như Internet của vạn vật, từ đó đạt được những bước phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Nhiều cán bộ lão thành khác cũng đã tâm tình, phát biểu ý kiến tại cuộc gặp, như cụ Hoàng Châu Kỳ, nguyên Trưởng ban liên lạc ATK; cụ Phạm Văn Thịnh, từng công tác ở Văn phòng Tổng Cục Bưu điện với 8 người trong gia đình đều làm trong ngành Bưu điện.... Cám ơn và ghi nhận những ý kiến tâm huyết của các đồng chí nguyên lãnh đạo và cán bộ hưu trí của ngành, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cũng chia sẻ mong muốn của ông trong nhiệm kỳ này là phát triển đội ngũ nhân lực CNTT - VT lên 1 triệu người, từ con số 500.000 người hiện nay. Các doanh nghiệp cũng đặt mục tiêu vươn ra quốc tế, nhất là khu vực châu Âu. "Hôm qua, tôi tham dự Hội nghị ngoại giao với 95 đại sứ Việt Nam. Các đại sứ đều rất quan tâm đến ngành ta, đồng thời cam kết sẽ làm việc với doanh nghiệp sở tại để đưa DN TT&TT Việt Nam vươn ra thế giới. Bộ đang phối hợp chặt chẽ với Bộ Ngoại giao để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam", ông nói. Ông cũng khẳng định Bộ TT&TT rất quan tâm đầu tư khoa học kỹ thuật cho cả 5 lĩnh vực quản lý của mình. "Chính phủ đã giao Bộ nhiệm vụ xây dựng Chính phủ điện tử. Rồi IOT đều là lĩnh vực đòi hỏi hàm lượng khoa học kỹ thuật cao. Bộ sẽ phấn đấu để luôn là Bộ đi đầu về ứng dụng CNTT". T.C |