Tại buổi giao lưu với học sinh Trường THPT Chu Văn An (Hà Nội) diễn ra ngày 13/5,ựusinhviênViệttạiĐHOxfordchỉsailầmkinhđiểnkhisănhọcbổngduhọgiải bundesliga các cựu sinh viên Đại học Oxford - ngôi trường xếp số 1 thế giới, đã chia sẻ kinh nghiệm và những sai lầm phổ biến khi nộp hồ sơ du học.
Sa đà vào than vãn, kể khổ
ThS Vũ Đỗ Khanh, người từng giành học bổng toàn phần ngành Chính sách công tại Đại học Oxford, cho hay, khi làm hồ sơ, nhiều ứng viên thường sa đà vào việc than vãn, chẳng hạn than mình giỏi nhưng chưa có cơ hội hay than bản thân có năng lực nhưng hoàn cảnh khó khăn...
Theo anh Khanh, việc ứng viên trình bày hoàn cảnh vừa đủ có thể khiến nhà trường nhận thấy đây là trường hợp cần được tài trợ, nhưng nếu sa đà “kể khổ” quá nhiều sẽ gây phản tác dụng.
“Điều đó cho thấy đây là một người có năng lực bình thường, vì một người có khả năng sẽ luôn biết cách giữ cho tình huống không quá tệ. Mặt khác, nếu bạn không tự giải quyết được vấn đề của bản thân, sao có thể trông chờ vào người khác giải quyết vấn đề ấy giúp bạn”, anh Khanh nói.
ThS Khanh cũng cho hay Đại học Oxford thường bị chỉ trích là ngôi trường “tinh hoa hóa”, tức hiếm khi “mở rộng cửa” cho những người không chứng minh được sự xuất sắc. Vì thế theo anh, tùy từng học bổng, ứng viên cần có cách chứng minh giá trị và mức độ ảnh hưởng khác nhau.
Chẳng hạn, có những học bổng đề cao khả năng lãnh đạo; một số học bổng lại đề cao tiêu chí tạo ra nghiên cứu làm thay đổi thế giới; nhiều học bổng lại đánh giá xem ứng viên có đem lại đóng góp cho xã hội hay không... Dẫu tiêu chí khác nhau, các học bổng này đều có điểm chung là ứng viên phải có độ cạnh tranh trong chuyên ngành mình đăng ký.
Từng là học sinh giỏi quốc gia, thủ khoa đầu ra ở bậc đại học, ThS Vũ Đỗ Khanh xây dựng bộ hồ sơ đều xuất sắc trong từng giai đoạn. Ngoài ra, suốt 4 năm đại học, anh thường xuyên làm trưởng nhóm của các dự án. Vì thế,khi nộp hồ sơ bậc thạc sĩ vào Đại học Oxford, anh đã có minh chứng bằng những kết quả của 4 năm hoạt động.
Theo anh Khanh, để có được những minh chứng ấy cần phải xây dựng trong suốt lộ trình dài phấn đấu. Như vậy, muốn tạo ra một hồ sơ phù hợp với học bổng cần phải mất tới 3 - 4 năm.
“Không có con đường tắt nào để vào Đại học Oxford cả. Đó là một chặng đường dài, nhưng cứ đi rồi sẽ tới”, ThS Vũ Đỗ Khanh đưa ra lời khuyên.
Định hướng nghiên cứu không rõ ràng
Trong khi đó, ThS Trần Mỹ Ngọc, thạc sĩ Giáo dục tại Đại học Oxford lại cho biết rất nhiều ứng viên từng trượt khi nộp vào ngôi trường này vì không có định hướng nghiên cứu rõ ràng.
“Ở Anh, tính học thuật rất được các trường chú trọng. Hơn nữa, việc học tại đây diễn ra ngắn hơn ở Mỹ do bậc đại học chỉ kéo dài 3 năm, thạc sĩ 1 năm, tiến sĩ 3 năm. Như vậy, trong vòng 7 năm, một người có thể đã học xong chương trình tiến sĩ. Nếu không có định hướng ngay từ sớm và thể hiện rõ ràng ở các vòng hồ sơ hay phỏng vấn, ứng viên rất dễ bị đánh trượt”, ThS Trần Mỹ Ngọc nói.
Cũng theo ThS Ngọc, tại Đại học Oxford, ngay từ vòng phỏng vấn ứng viên đã phải trả lời các câu hỏi liên quan đến mong muốn của bản thân, quan điểm nghiên cứu, định hướng nghiên cứu trong tương lai...
“Trước đây, trên nhiều diễn đàn du học Anh, mọi người thường truyền tai nhau nên đọc các nghiên cứu nào, của ai, xu hướng tương lai ra sao... Như vậy, mọi thứ cần phải được ứng viên xác định và tìm hiểu rất rõ ràng trước khi bước vào phỏng vấn”, ThS Ngọc nói.
Liệt kê dày đặc thành tích
TS Chu Công Sơn, tiến sĩ ngành Khoa học Vật liệu tại Đại học Oxford, lại chỉ ra sai lầm nhiều ứng viên mắc phải trong việc viết bài luận. Theo anh, mô típ quen thuộc được nhiều ứng viên xây dựng trong bài luận là bản thân làm sai, nhận ra sai lầm, sau đó làm lại và thành công.
Nhưng anh cho rằng Đại học Oxford ưu tiên người luôn thành công hơn những người thất bại nhiều lần mới thành công. Do đó, những mô típ như vậy thường rất dễ bị đánh trượt.
Ngoài ra, TS Sơn cũng cho rằng ứng viên không nên sa đà vào việc liệt kê các thành tích không liên quan hoặc không mấy nổi trội. “Nếu nộp hồ sơ thạc sĩ, tiến sĩ, ứng viên không nên sa đà kể về các thành tích thời phổ thông, trừ khi đó là thành tích tiêu biểu, hiếm có, chẳng hạn trở thành kiện tướng cờ vua năm 10 tuổi hay đạt kết quả học tập ở top 1% quốc gia”.
Do Đại học Oxford rất chú trọng đến điểm số, thứ hạng và luôn muốn lựa chọn “tinh hoa”, nếu không đến từ những trường danh tiếng, ứng viên vẫn cần có thành tích học tập nằm trong top đầu hoặc đạt điểm số nào đó xuất sắc.
“Trước đây, có một học sinh Việt Nam đạt điểm SAT tuyệt đối đã nhận được suất học bổng toàn phần từ Đại học Oxford. Hay một học sinh khác từng là thủ khoa thời phổ thông, có hai bài nghiên cứu quốc tế là tác giả chính cũng được nhận vào ngôi trường này.
Là ngôi trường đề cao yếu tố học thuật, các thí sinh cần thể hiện năng lực ấy xuyên suốt quá trình nộp hồ sơ, các bài thi và vòng phỏng vấn mới có cơ hội trúng tuyển vào trường”, TS nói.
Được hỗ trợ 100% học phí ở Mỹ, phụ huynh Việt vẫn phải chi cho con hàng tỷ đồngDù nhận được học bổng bằng 100% học phí, sinh viên quốc tế ở Mỹ vẫn cần chi trả nhiều khoản khác như ăn ở, đi lại, bảo hiểm, sách vở... Số tiền này có thể lên tới hàng tỷ đồng trong vòng 4 năm.