Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh trình bày Tờ trình về dự án Luật quân nhân chuyên nghiệp và công nhân,ínhphủtrìnhQuốchộidựánluậtquânnhânchuyênnghiệtỷ lệ kèo trực tiếp viên chức quốc phòng. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)
Chiều 21-10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 10, các đại biểu Quốc hội làm việc tại Hội trường, nghe Tờ trình về dự án Luật quân nhân chuyên nghiệp và công nhân, viên chức quốc phòng.
Tờ trình của Chính phủ về dự án Luật quân nhân chuyên nghiệp và công nhân, viên chức quốc phòng nêu rõ Luật nghĩa vụ quân sự và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến quân nhân chuyên nghiệp và công nhân, viên chức quốc phòng được ban hành trong thời gian qua đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng để xây dựng đội ngũ quân nhân chuyên nghiệp và công nhân, viên chức quốc phòng, góp phần xây dựng Quân đội Nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Tuy nhiên, trước yêu cầu phát triển về mọi mặt của đất nước và nhiệm vụ xây dựng Quân đội nhân dân trong tình hình mới, các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan đến quân nhân chuyên nghiệp và công nhân, viên chức quốc phòng không còn phù hợp cần được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung.
Cụ thể là: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 có nhiều quy định mới liên quan đến quyền, nghĩa vụ của công dân, trong đó có quyền, nghĩa vụ của quân nhân chuyên nghiệp và công nhân, viên chức quốc phòng cần phải được cụ thể hóa. Bên cạnh đó, quân nhân chuyên nghiệp là đối tượng phục vụ tại ngũ theo chế độ tự nguyện, không thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật nghĩa vụ quân sự. Công nhân, viên chức quốc phòng là thành phần trong tổ chức biên chế của Quân đội Nhân dân, nhưng chưa có văn bản pháp luật quy định và điều chỉnh, phải vận dụng theo các văn bản pháp luật của Nhà nước có liên quan. Do vậy, cần phải có văn bản pháp luật quy định riêng cho các đối tượng này.
Văn bản pháp luật hiện hành chưa quy định đầy đủ về vị trí, chức năng của quân nhân chuyên nghiệp và công nhân, viên chức quốc phòng trong tổ chức biên chế của Quân đội nên trong giai đoạn vừa qua việc quản lý, sử dụng hiệu quả chưa cao, lãng phí nguồn nhân lực. Quy định quân nhân chuyên nghiệp nghỉ hưu ở độ tuổi 50 trở xuống khi tuổi đời còn trẻ, có sức khỏe và có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ đã ảnh hưởng đến chất lượng xây dựng Quân đội.
Việc quân nhân chuyên nghiệp chỉ phục vụ tại ngũ đến 50 tuổi như quy định hiện hành sẽ không đủ điều kiện để được hưởng mức lương hưu là 75% theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 sẽ ảnh hưởng đến tâm tư nguyện vọng của quân nhân chuyên nghiệp.
Chế độ, chính sách đối với công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng chưa bảo đảm công bằng, mặc dù trong cùng một đơn vị, cùng vị trí việc làm, cùng điều kiện, môi trường làm việc với quân nhân chuyên nghiệp nhưng chế độ, chính sách hưởng khác nhau như phụ cấp thâm niên, bảo hiểm y tế đối với bản thân và thân nhân và các chế độ, chính sách khác. Vì vậy, cần phải đổi mới các chế độ, chính sách đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng phục vụ trong Quân đội Nhân dân để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao.
Từ thực tiễn trên, việc xây dựng dự án Luật quân nhân chuyên nghiệp và công nhân, viên chức quốc phòng là cần thiết. Dự thảo Luật gồm có 7 chương, 50 điều.
Thẩm tra dự án Luật, Ủy ban Quốc phòng-An ninh nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật quân nhân chuyên nghiệp và công nhân, viên chức quốc phòng để phù hợp với Hiến pháp và thẩm quyền của Quốc hội quy định hệ thống hàm, cấp của quân nhân chuyên nghiệp; kịp thời bổ sung các quy định về quyền, nghĩa vụ của quân nhân chuyên nghiệp và công nhân, viên chức quốc phòng; bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ với các quy định của các luật khác, khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn, góp phần xây dựng Quân đội Nhân dân Việt Nam “Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại,” đáp ứng yêu cầu của tình hình mới./.|
Theo TTXVN