Tập đoàn Nhật Bản sau khi nhận được báo cáo về những thiệt hại rất lớn đã cho hay,đangởthếngàncântreosợitókq bong rổ khả năng tiếp tục tồn tại của công ty hiện là một "mối nghi ngờ" không hề nhỏ.
Toshiba đã gục ngã bởi sự sụp đổ của công ty điện hạt nhân Mỹ, Westinghouse Electric. Westinghouse vừa đệ đơn xin phá sản vào tháng trước.
Sau khi hai lần từ chối công bố báo cáo kinh doanh khi tới hạn, Toshiba đã buộc phải báo cáo khoản lỗ ròng 648 tỷ Yên (tương đương 5,9 tỷ USD) trong quý kết thúc vào tháng 12. Nhưng trong một động thái chưa từng có đối với một công ty lớn của Nhật Bản, Toshiba đã đệ trình báo cáo mà không có sự chấp thuận của kiểm toán viên.
Các nhà quản lý Nhật Bản bây giờ phải quyết định có nên chấp nhận báo cáo thu nhập của Toshiba hay không. Nếu không, cổ phần của công ty vốn đang suy sụp này có thể bị hủy bỏ tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tokyo.
Thu nhập giữ lại và có nguy cơ bị xóa tên khỏi sàn chứng khoán
Việc kiểm toán viên PwC Aarata từ chối đóng dấu thông qua bản báo cáo là một điều đáng xấu hổ cho Toshiba khi công ty cố gắng thuyết phục các nhà đầu tư rằng mình có thể tìm ra cách thoát khỏi cơn khủng hoảng.
Westinghouse phải chịu hàng tỷ USD thua lỗ do chi vượt và sự chậm trễ trong việc thi công các dự án nhà máy hạt nhân ở Georgia và South Carolina.
Công ty này phá sản có nghĩa là Toshiba cuối cùng sẽ có thể phải loại bỏ Westinghouse ra khỏi khối tài khoản của mình. Tuy nhiên, nếu bán Westinghouse thì Toshiba có thể phải chịu lỗ ròng 1 nghìn tỷ Yên (tương đương 9 tỷ USD) trong năm tài khóa kết thúc vào tháng 3.
PwC từ chối ký duyệt báo cáo thu nhập vì vẫn đang nghiên cứu kết quả điều tra vụ Westinghouse tiếp quản công ty xây dựng hạt nhân CB & I Stone & Webster vào năm 2015, Toshiba cho hay.
Tuy nhiên, công ty cho biết họ không có lý do để tin rằng tổn thất gắn liền với Westinghouse sẽ có bất kỳ tác động tài chính nào tới Toshiba cho tới sau năm tài khóa 2016. Giám đốc điều hành Toshiba, Satoshi Tsunakawa, cho biết ông đang cân nhắc chấm dứt cuộc điều tra.