Gameshow số 7 của Giải thưởng Chim Xanh đã kết thúc và đánh dấu mốc 43 game đã được giới thiệu đến khán giả xem truyền hình. Như vậy là chỉ còn 7 game cuối cùng nữa là Vòng đầu tiên của Bluebird Award sẽ khép lại. Liệu trong gameshow số 7 này,ổnghợpGameshowsốcủaGiảithưởngChimXanh–JVevermindđãYÊbóng đá kết quả v-league giám khảo JVevermind – người còn lại quyền “cứu trực tiếp” duy nhất 1 game vào Vòng Bán kết có quyết định sử dụng quyền này hay không?
Hãy cùng chúng tôi theo dõi diễn biến của Giải thưởng Chim Xanh gameshow số 7 vừa diễn ra ngày hôm qua, Chủ nhật 22/11/2015.
Linh hồn ánh sáng – Light out
Với chỉ vỏn vẹn 3 tuần từ khâu lên ý tưởng, thiết kế và hoàn thiện game, Linh hồn ánh sáng là một game đáng để thưởng thức của đội chơi Emobi Ecubator. Khác với các game thuộc thể loại game thông thưởng (casual game – infinity run) khác, Linh hồn ánh sáng lấy bối cảnh trò chơi là một khu rừng trong đêm với rất nhiều các chướng ngại vật đang chờ đón “Linh hồn” phía trước. Nhân vật chính của game là một linh hồn màu trắng rất đáng yêu mang “ngọn đèn” tiến vào khu rừng và phải tìm mọi cách để có thể vượt qua càng nhiều chướng ngại vât càng tốt. Khó khăn của game là người chơi sẽ chỉ nhìn thấy những trở ngại phía trước trong giây lát và phải chuẩn bị sẵn sàng “tư thế” để nhảy tránh những chướng ngại vật này. Chỉ với duy nhất cử chỉ một chạm vào màn hình để điều khiển nhân vật chính, trò chơi sẽ rất phù hợp với fan hâm mộ của thể loại infinity run, khi mà khác biệt thực sự rất rõ ràng so với các game cùng thể loại. Tuy nhiên, trò chơi cũng có những “yếu điểm” nhất định mà sẽ khiến bạn phải cân nhắc khi chơi, đó là: nền trò chơi hơi tối với tông đen là chủ đạo, do đó với những ai mắt kém và chơi trong điều kiện ánh sáng yếu, có lẽ đó sẽ là thử thách thực sự đối với đôi mắt của mình. Với những ưu điểm và yếu điểm của mình, Linh hồn ánh sáng nhận được 2 biểu tượng Chim thích từ Giám khảo Noo Phước Thịnh và Giám khảo Tú Anh.
Bản Nguyên Journey Lite
Là game âm nhạc duy nhất tham dự Giải thưởng Chim Xanh 2015, Bản Nguyên Journey Lite gây ấn tượng mạnh cho Giám khảo và người xem chương trình bởi âm nhạc “cực chất”, đồ họa “cực đỉnh” và hiệu ứng “cực mượt”. Là một dự án hợp tác với Hà Trần Production, đến với Bản Nguyên Journey lite, người chơi – đặc biệt là fan hâm mộ của nữ diva đình đám Hà Trần sẽ ngay lập tức được thỏa mãn bởi album “Bản Nguyên” mới nhất của cô. Cốt truyện của game xoay quanh 1 nữ nhân vật, tất nhiên được lấy hình tượng từ nữ diva này, đang trên con đường vượt qua mọi trở ngại của bản thân để tìm lại bản ngã cho chính mình như chính ý nghĩa của album “Bản Nguyên”. Chỉ với duy nhất 2 thao tác Nhấn và Nhấn giữ, người chơi sẽ đưa nhân vật của mình vào cuộc hành trình thu thập các hạt và các nhịp nhạc để từ đó có được hình dáng mới và mở ra những vùng đất mới, và từ đó tiếp tục cuộc hành trình của chính mình. Nếu người chơi đã bị choáng ngợp bao nhiêu trước âm thanh cực kỳ chất của Hà Trần, thì chắc hẳn đồ họa và sự đổi mới của các bàn chơi sẽ khiến người chơi không thể dừng lại “cuộc hành trình” của mình được cho đến khi bài hát kết thúc. Là một game không đặt nặng tính thắng thua, mà mục đích của Goya Studio và Hà Trần Production là đưa người chơi trải nghiệm toàn bộ không gian 3D của bàn chơi và âm nhạc, do đó người chơi có thể thoải mái trải nghiệm mà không lo bị “chết” giữa đường. Sau màn trải nghiệm “vừa vẽ tranh vừa chơi game”, Giám khảo Noo Phước Thịnh và Giám khảo Tú Anh quyết định dành tặng biểu tượng Chim Thích cho Bản Nguyên Journey Lite.
Ninja Zic Zac
Cũng thuộc thể loại game thông thường (casual game), Ninja Zic Zac mang đến cho người chơi cảm giác thoải mái khi không phải xoay ngang chiếc điện thoại để chơi game. Nhân vật chính – chàng ninja đang rèn luyện kỹ năng chạy zic zac để “ghim” cho mình kỹ năng vượt các thử thách trong thực tế. Nhiệm vụ của người chơi là sử dụng duy nhất 1 cử chỉ 1 chạm vào màn hình để giúp chàng ninja đổi hướng và vượt qua các rào cản càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, điểm hạn chế lớn nhất của game lại là về mặt âm thanh và đồ họa. Âm thanh chưa đặc sắc, đồ họa có phần chưa được chỉn chu có thể làm hạn chế trải nghiệm của người dùng. Tuy vậy, với gameplay của mình theo trường phái “dễ chơi nhưng khó thắng”, Ninja Zic Zac vẫn đạt được 3 biểu tượng Chim thích từ phía ban giám khảo.
Cuộc chiến rồng
Cuộc chiến rồng là một game rất lớn thuộc thể loại game chiến thuật với hơn 100 bàn chơi và 30 loại vũ khí khác nhau cùng rất nhiều các kỹ năng của rồng. Đây hứa hẹn sẽ là một trò chơi “nặng đô” đối với fan của thể loại game chiến thuật dạng này. Cốt truyện xoay quanh truyền thuyết về sự bất tử nếu như ăn được trứng rồng, và từ đó cuộc chiến nổ ra để tranh giành quyền bất tử đó cho riêng mình. Nhiệm vụ của người chơi là tìm mọi cách để bảo vệ thành, tiêu diệt toàn bộ quân địch để kết thúc 1 bàn chơi. Điều khiến những game dạng này hấp dẫn là ở việc vũ khí được nâng cấp sau khi người chơi đã tích lũy đủ năng lượng và số vàng nhất định, mở rộng vũ khí và các kỹ năng để tiếp tục cho những thử thách ở các bàn chơi tiếp theo. Cuộc chiến rồng là tổng hòa tuyệt vời của cốt truyện, âm thanh, đồ họa, gameplay và rất rất nhiều màn chơi hấp dẫn. Không quá khó hiểu vì sao Cuộc chiến rồng đã thuyết phục hoàn toàn ban giám khảo và xuất sắc dành được 3 biểu tượng Chim thích bất chấp thử thách khó nhằn “vừa đi shopping vừa chơi game”.
Cầu chuyển động - The Dot
Có vẻ như năm nay là năm lên ngôi của các game thông thường (casual game) khi mà có tới hơn một nửa số game được giới thiệu trong gameshow số 7 thuộc thể loại này. Cầu chuyển động chọn cho mình một nhân vật và một gameplay rất “không giống ai” và hứa hẹn “càng chơi càng ức chế hơn” như lời của nhóm tác giả Tiger and Cat. Nhiệm vụ của người chơi là điều khiển nhân vật “Hạt bụi” đi theo những cây cầu ánh sáng để về tới đích bằng các cử động vuốt trái phải lên xuống. Điều đặc biệt của nhân vật “Hạt bụi” là chỉ có thể sống sót khi di chuyển trên những cây cầu ánh sáng, còn nếu chẳng may di chuyển ra ngoài “vũ trụ” thì nhân vật này sẽ lụi tàn dần dần cho đến khi ánh sáng tắt hẳn. Có một điều rất thú vị dành riêng cho những người “thông minh thích đi đường tắt”, đó là bạn có thể điều chỉnh “hạt bụi” thi thoảng đi ra ngoài khoảng không để tạo lối đi tắt, miễn là phải đảm bảo được thời gian này đủ ngắn để “hạt bụi” không bị tan biến. Với gameplay sáng tạo và dễ gây nghiện cho những người thích “ăn thua”, cùng khả năng lôi kéo những người “thông minh thích đi đường tắt”, Cầu chuyển động đã thành công trong việc lôi kéo giám khảo JVevermind đứng về phía mình với biểu tượng Chim Thích.
Nhanh tay nhanh mắt – Tap Tap
Một trong những game “hack não” và “hại mắt” nhất của Giải thưởng Chim Xanh 2015 - Nhanh tay nhanh mắt là một game trông thì rất đơn giản và thậm chí có phần hơi nhàm chán, tuy nhiên khi đã bắt đầu vào game, thử thách trong game sẽ khiến bạn không thể dứt ra được phần vì cảm giác muốn chinh phục, phần vì … cay cú. Cách chơi game chỉ đơn giản là nhìn hình cho sẵn và ấn vào các ô sáng để mô phỏng lại chính xác hình mẫu. Tuy nhiên, thử thách thật sự chỉ bắt đầu khi các ô bắt đầu quay theo các hướng 90 độ, 180 độ và 270 độ. Lúc này, người chơi phải sử dụng tư duy “hình học” nếu muốn qua được bàn chơi. Cũng chính vì tính thử thách mang tính “tư duy” như vậy, không phải người chơi nào cũng sẽ cảm thấy thích thú như Giám khảo Tú Anh. Tuy nhiên, nếu đã nghiện như Giám khảo Noo Phước Thịnh và Giám khảo JVevermind, người chơi sẽ khó có thể dứt ra sau khi càng lúc càng chinh phục được nhiều bàn chơi.
Phá đảo thế giới ảo – Crunds
Mặc dù đến từ một nhóm học sinh nam của một trường cấp 3 tại Quảng Ninh, nhưng nhân vật chính trong game Phá đảo thế giới ảo lại có sở thích cũng như cách hành xử “hoàn toàn như một cô gái đẹp”. Crunds thật sự là nhân vật khiến người ta điên đầu, khi mà muốn điều khiển Crunds đi lên thì người chơi phải vuốt xuống, muốn “cô gái đẹp này” sang trái thì phải vuốt sang phải, tóm lại là hoàn toàn ngược lại so với não bộ của cánh đàn ông. Chính vì vậy, người viết mới so sánh Crunds với một cô gái, và phải là một cô gái thật đẹp thì người chơi mới có nhiều hứng thú để ở lại, ngắm, vuốt và chạm để đưa “cô gái đẹp này” vượt qua rất nhiều thử thách để hoàn thành 20 bàn chơi khác nhau. Được thiết kế và lập trình bởi một nhóm các bạn trẻ mới chỉ vừa bước qua lớp 10 của trường THPT Cẩm Phả - Quảng Ninh, Crunds gây bất ngờ cho toàn bộ ban giám khảo và người xem chương trình bởi “tuổi trẻ tài cao” của nhóm tác giả. Với gameplay độc đáo và đồ họa khá đẹp mắt, cùng sự thích thú dành riêng cho nhóm tác giả, không quá khó hiểu khi mà Crunds đã “Phá đảo Ban Giám khảo” và giành được cả 3 biểu tượng Chim thích.
BI VI