Đột tử khi chơi thể thao: Nguyên nhân có thể do đâu?_kq paderborn

作者:La liga 来源:Ngoại Hạng Anh 浏览: 【】 发布时间:2025-01-21 20:06:13 评论数:

80% ca đột tử khi chơi thể thao có sẵn bệnh lý tim mạch

Các chuyên gia nhận định có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến đột tử khi chơi thể thao.

TheĐộttửkhichơithểthaoNguyênnhâncóthểdođâkq paderborno ThS.BS Đoàn Dư Mạnh, thành viên Hội Bệnh Mạch máu Việt Nam, thể thao nâng cao sức khỏe là rất tốt. Tuy nhiên nếu chúng ta không đảm bảo an toàn tập luyện, không kiểm tra, sàng lọc, điều trị triệt để những chấn thương, bệnh lý tiềm ẩn trước đó thì có thể gây chấn thương, gây ra các bệnh lý cấp tính về tim mạch, hô hấp.

Đột tử khi chơi thể thao: Nguyên nhân có thể do đâu? - 1

ThS.BS Đoàn Dư Mạnh, thành viên Hội Bệnh Mạch máu Việt Nam (Ảnh: Bác sĩ cung cấp).

Thậm chí, người tập có thể đối mặt với tình trạng nhồi máu cơ tim, ngừng tim, tăng huyết áp, xuất huyết não...

Do đó, khi tham gia chơi thể thao cần chú ý tới sức khỏe của bản thân.

Tình trạng đột quỵ khi chơi thể thao chủ yếu do người bệnh có vấn đề về huyết áp, bệnh lý tim mạch. Hoạt động quá sức khiến bệnh lý tái phát và dẫn đến đột quỵ.

Đột quỵ não có 2 thể là nhồi máu não và xuất huyết não.

Trong đó, nhồi máu não là một dạng của tai biến mạch máu não, xảy ra khi một mạch máu bị tắc, nghẽn, gây hoại tử và chết khu vực não không được cung cấp máu, dẫn đến các chứng đột quỵ và có thể tử vong.

Xuất huyết não xảy ra khi mạch máu não bị vỡ, máu đột ngột xâm lấn vào não, làm tổn thương não.

"Cụ thể khi đá bóng, nhịp tim thay đổi, đập nhanh hơn, nếu không kiểm soát tốt sẽ khiến nhịp tim, huyết áp tăng nhanh, xuất hiện các cơn thiếu máu lên não.

Đột tử khi chơi thể thao: Nguyên nhân có thể do đâu? - 2

Tập luyện thể thao không đúng cách có thể dẫn đến nhiều nguy cơ sức khỏe (Ảnh: Getty).

Có thể sau vài phút người bệnh sẽ trở lại trạng thái bình thường nhưng đây chính là dấu hiệu dự báo cơn đột quỵ nguy hiểm sắp xảy ra", BS Mạnh cho hay.

Thực tế, khoảng 80% các trường hợp đột tử khi chơi thể thao là người có bệnh lý tim mạch từ trước. Có những người đã biết trước bệnh, nhưng chủ quan nghĩ là nhẹ. Cũng có những người có bệnh lý nhưng chưa phát hiện vì không đi khám hoặc khám nhưng không đúng chuyên khoa, không được phát hiện.

Một số hội chứng hay bệnh lý dễ gây ngừng tim khi gắng sức, ví dụ như: hội chứng Brugada, hội chứng WPW, bệnh cơ tim phì đại...

Những người bị hội chứng đó, có thể không hề có yếu tố khởi phát, nhưng tự nhiên xuất hiện rối loạn nhịp tim, tim đập rất nhanh. Bình thường tim đập 70 - 80 lần/phút nhưng khi rối loạn, nhịp tim tăng lên 300-400 lần/phút gây tụt huyết áp, ngất xỉu và có thể ngừng tim ngay sau đó.

Tiêu cơ vân: Tình trạng nguy hiểm khi chơi thể thao quá độ

Một tình trạng nguy hiểm khác khi chơi thể thao cường độ mạnh, quá sức là tiêu cơ vân.

Theo TS.BS Nguyễn Văn Tuyên, Trưởng khoa Nội thận - Tiết niệu, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, các chương trình tập luyện cường độ cao dồn ép rất nhiều áp lực lên các cơ.

"Hội chứng tiêu cơ vân được định nghĩa là tình trạng hủy hoại tế bào cơ vân, từ đó giải phóng vào máu các thành phần của tế bào cơ như: myoglobin, các men có trong cơ vân, kali, photpho, axit uric, creatine kinase (CK), AST, ALT... gây rối loạn nước - điện giải.

Tình trạng này dẫn đến sốc giảm thể tích, toan hóa máu, suy thận cấp do myoglobin làm tắc ống thận, hội chứng khoang... Các thành phần này tăng cao trong máu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh thậm chí là tử vong", BS Tuyên phân tích.

Nhận diện "báo động đỏ" khi chơi thể thao

Theo BS Mạnh, có thể nhận diện sớm các dấu hiệu đột quỵ qua quy tắc "BE FAST":

- B (Balance - Thăng bằng): Diễn tả triệu chứng khi bệnh nhân đột ngột mất thăng bằng, chóng mặt, đau đầu dữ dội và mất khả năng phối hợp vận động.

- E (Eyesight - Thị lực): Thể hiện việc bệnh nhân bị mờ mắt (giảm thị lực) hoặc mất hoàn toàn thị lực của một hoặc cả 2 mắt.

- F (Face - Khuôn mặt): Miêu tả sự biến đổi của khuôn mặt, bệnh nhân có thể bị liệt, méo miệng, nhân trung (đoạn nối giữa điểm dưới mũi đến môi trên) bị lệch, thể hiện rõ nhất khi bệnh nhân cười mở miệng lớn.

- A (Arm - Cánh tay):  Bệnh nhân cử động khó hoặc không thể cử động tay chân, tê liệt một bên cơ thể. Cách xác nhận nhanh chóng nhất là yêu cầu bệnh nhân giơ 2 tay lên và giữ lại cùng một lúc.

- S (Speech - Giọng nói): Bệnh nhân khó nói, phát âm không rõ, nói dính chữ, nói ngọng bất thường. Bạn có thể kiểm tra bằng cách yêu cầu người nghi ngờ bị đột quỵ lặp lại một câu đơn giản bạn vừa nói.

- T (Time - Thời gian): Khi xuất hiện đột ngột các triệu chứng trên hãy nhanh chóng gọi 115 hoặc đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

"Trước khi tập bất kỳ môn thể thao nào đều cần phải kiểm tra thể lực. Chúng ta có thể đến gặp bác sĩ thể thao hoặc huấn luyện viên thể lực để được tư vấn, khám sàng lọc xem có bệnh lý gì tiềm tàng không như: bệnh tim, phổi hoặc gia đình có tiền sử về tim phổi, huyết áp, cơ xương khớp…

Nếu có vấn đề gì bất thường, người dân được tư vấn chọn môn tập và chọn lượng vận động phù hợp, nếu không có thể xuất hiện các bệnh lý, tai biến.

Ngoài ra, trước bất cứ hoạt động thể dục thể thao nào, mỗi người cần dành thời gian khởi động làm nóng cơ thể, để cơ thể có thời gian thích nghi với hoạt động gắng sức", BS Mạnh khuyến cáo.

Ngày 20/10, Công an quận Hoàng Mai (Hà Nội) cho biết, đang điều tra nguyên nhân tử vong của một người đàn ông khi đang tập gym.

Theo phản ánh trên mạng xã hội, ngày 20/10, người đàn ông trên đến tập tại phòng tập California Fitness & Yoga cơ sở ở quận Hoàng Mai, Hà Nội. Quá trình tập, người này bất ngờ ngất xỉu, có dấu hiệu bị đột quỵ. 

Sau khoảng 30-40 phút, việc sơ cứu không đem lại tác dụng. Khi nhân viên y tế đến nơi, nạn nhân đã tử vong.